MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS - Phần 1

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...

I. VỊ TRÍ & GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.

- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em.

- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.

Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.

Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau:

Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biế nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.

Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.

Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng cảm, tự chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.

Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí 

a. Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng không cân đối.

Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; tăng vòng ngực…là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.

Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.

Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra…

Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”.

Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối.

Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối : thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.

b. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt.

Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…

Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn.

c. Hiện tượng dậy thì

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì.

Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới : Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới.

2. Sự thay đổi của điều kiện sống

a. Đời sống gia đình của hcọ sinh trung học cơ sở:

- Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những trọng trách khá năng nề như : chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc,…. Thậm chí khá nhiều em trở thành lao động chính, góp phần tăng thu nhập của gia đình, các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện tích cực.

- Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ không còn coi các em là bé nhỏ nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dành cho các em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình.

Những sự thay độ đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình trong gia đình và động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ.

b. Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng vó nhiều thay đổi.

Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh trung học cơ sở đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thõa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.

- Sự thay đổi về nội dung dạy học:

Vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học.

Sự phong phú về trí thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em được mở rộng .

- Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập:

Các được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, cho nên phương pháp học tập thay đổi ở các bộ môn và mỗi thầy, cô có cách trình bày, có phương pháp độc đáo của mình.

Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ, việc hình thành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những nét tính cách quý báu của các em điều do ảnh hưởng của cách dạy và nhân cách của người thầy.

Các em được học với nhiều thầy, nhiều bạn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân cách, phong cách xử thế khác nhau.

Các em được tham gia vào nhiều dạng hoạt động ở nhà trường như : lao động, học tập nngoại khóa, văn nghệ, thể thao...

c. Đời sống của học sinh trung học cơ sở trong xã hội : 

Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực và được giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bổ túc văn hóa...

Thiếu niên thích làm công tác xã hội:

Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn.

Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn và muốn được thừa nhận mình là người lớn.

Hoạt động xã hooij là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích của thiếu niên.

Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu niên được hình thành và phát triển.

Tóm lại : 

Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên. Các em ý thức được sự thay đổi và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do đó, đặc điểm tâm lý, nhân cách của học sinh trung học cơ sở được hình thành và phát triển phong phú hơn so các lứa tuổi trước. Kinh nghiệm, Tâm lí học

Nguồn tin: www.tamly.com.vn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo