MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Tóm tắt Ngưu Lang - Chức Nữ

“Ngưu Lang – Chức Nữ” là câu chuyện cổ tích có liên quan đến sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), cùng với dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu vào tháng Bảy âm lịch.

Chức Nữ là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế, có tài dệt vải. Những cầu vồng bảy sắc và áng mây rực rỡ trên bầu trời đều là từ đôi bàn tay khéo léo của nàng dệt nên. Còn Ngưu Lang là một chàng chăn trâu nghèo ở vùng nông thôn Trung Quốc.

Một ngày, khi đang chăn trâu trên đồng cỏ, Ngưu Lang thấy chín tiên nữ hạ xuống bờ sông. Nấp sau bụi cây, chàng thấy các nàng tiên trút bỏ xiêm y và vui đùa trên sông. Nghe lời chú trâu, chàng đã lấy trộm váy áo của nàng tiên út, khiến nàng không thể bay về trời cùng các chị.

Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau. Họ hết mực yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Hai năm trôi qua, Chức Nữ sinh hạ hai đứa trẻ, một bé trai và một bé gái.

Khi Ngọc Hoàng biết chuyện, ngài nổi trận lôi đình và ra lệnh Vương Mẫu dẫn theo thiên binh đưa Chức Nữ trở về thiên cung.

Khi vợ phải hồi cung, Ngưu Lang vội vàng cho mỗi con vào một cái thúng và gánh hai vai chạy theo đội thiên binh. Ngưu Lang cùng bay theo thiên binh lên trời, khi chàng gần chạm tay vợ, Vương Mẫu ném chiếc trâm bằng vàng xuống, hóa thành sông Ngân ngăn cách hai người. Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ còn biết đứng hai đầu sông và nhìn nhau ngập tràn nước mắt.

Cảm động trước tình yêu sâu đậm của đôi vợ chồng trẻ, những con quạ đã nối đuôi nhau, tạo thành cây cầu Ô Thước bắc qua dải Ngân Hà. Vương Mẫu cũng cho phép họ được đoàn tụ vào buổi tối mùng 7 tháng 7 hàng năm, cũng chính là ngày kỷ niệm cuộc chia ly giữa hai người. Cũng chính vì vậy, bạn sẽ gặp rất ít quạ trong đêm ngày mồng 7 tháng 7, bởi chúng đã bay lên trời làm cầu cho đôi vợ chồng gặp nhau. Câu chuyện này cũng giải thích tại sao tháng Bảy mưa ngâu, bởi đó là nước mắt tiễn biệt của họ. Bạn cũng sẽ hiểu tại sao Vega và Altair luôn đứng hai đầu của dải Ngân Hà, và chỉ hội ngộ vào ngày thất tịch hàng năm.

Ngày 7/7 âm lịch vì thế được gọi là “ngày lễ tình nhân của phương Đông”. Nhiều lễ hội và sự kiện được tổ chức ở các nước Đông phương vào ngày thất tịch, như lễ hội Qixi ở Trung Quốc, lễ hội Tanabata ở Nhật Bản, lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc, và ngày Thất Tịch ở Việt Nam.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo