MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lòng dũng cảm
Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm

Từ xưa đến nay dũng cảm vẫn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần có. Dũng cảm là dám vượt qua những nỗi sợ hãi, dám đương đầu với khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để hoàn thiện bản thân. Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Lòng dũng cảm có biểu hiện rất đa dạng. Trong lịch sử của dân tộc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực... Lòng dũng cảm là một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Lòng dũng cảm khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn để đối mặt với những khó khăn nguy hiểm tạo một tâm thế tự do, một nhân cách đẹp đẽ để khẳng định mình và trở thành chỗ dựa cho người khác. Người có lòng dũng cảm sẽ sẵn sàng xả thân vì người khác để tạo nên một xã hội nhân văn hơn. Những người có long dũng cảm dám hành động vì nghĩa sẽ được xã hội tôn vinh, thậm chí được lịch sử lưu danh. Trong lịch sử, đã biết bao nhiêu tấm gương về lòng dũng cảm như chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu, anh Phan Đình Giót... Ngày ngày cũng có nhiều tấm gương dũng cảm mà tiêu biểu là cậu bé Truyền ở Đà Nẵng đã tham gia cứu sống 11 người bị đắm thuyền trên biển. Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng dũng cảm còn không ít những con người hèn nhát không dám đương đầu với thách thức không dám vượt qua chính mình thấy nguy hiểm gian khổ thì chùn bước. Những con người đó sẽ không gây được thiện cảm với mọi người khác không có được thành công thậm chí là bị xã hội khinh bỉ hắt hủi xa lánh. Dũng cảm là một đức tính tốt của con người. Nhưng cần phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai... Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này bước ra xã hội nó sẽ trở thành bàn đạp để chúng ta phát triển bản thân hơn. Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.


Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo