Đề bài: Câu nói của M. Gorki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông và giải trí đã làm lu mờ giá trị của sách trong mắt nhiều bạn trẻ. Thậm chí còn có bạn hỏi:”Đọc sách để làm gì?” Có phải vì thế mà nhà văn M. Gorki đã khuyên bảo các bạn trẻ ấy bằng câu châm ngôn đầy ấn tượng:”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”?
Sách là một kho tàng tri thức vô tận, mỗi trang sách là cả một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và lâu dài của các nhà khoa học và tinh hoa của các dân tộc trên toàn thế giới được đúc kết trong những trang sách tưởng chừng đơn sơ, giản dị nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn. Do được chắt lọc kĩ càng nên đến nay, những quá trình ấy, những tinh hoa ấy cho dù xưa đến đâu nhưng đến nay chúng vẫn rất tinh túy và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Mỗi lần mở một trang sách là mở ra một thế giới to lớn luôn luôn chào đón chúng ta. Thế giới ấy sẽ dạy chúng ta cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh và rất nhiều tri thức vô cùng bổ ích khác.
Vì sao ta phải chăm đọc sách? Vì sách vở dạy ta rất nhiều điều hay lẽ phải. Sách chắp cánh
cho ta tới một chân trời khoa học lý thú, kỳ diệu, từ đó ta sẽ biết được những điều gần gũi xung quanh ta, những thế giới cực nhỏ như vi rút, vi khuẩn,… đến những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất và những sinh vật sống trên mặt đất và vươn tới những thiên hà xa xôi và đầy bí ẩn. Sách giúp tinh thần chúng ta trở nên phong phú hơn. Sách giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về một vấn đề, một khía cạnh nào đó của xã hội. Sách tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca sẽ giúp chúng ta đồng cảm hơn với những số phận khó khăn, kém may mắn hơn mình, đưa những linh hồn tội lỗi, lạc lối trở về với lẽ phải, chính nghĩa.
cho ta tới một chân trời khoa học lý thú, kỳ diệu, từ đó ta sẽ biết được những điều gần gũi xung quanh ta, những thế giới cực nhỏ như vi rút, vi khuẩn,… đến những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất và những sinh vật sống trên mặt đất và vươn tới những thiên hà xa xôi và đầy bí ẩn. Sách giúp tinh thần chúng ta trở nên phong phú hơn. Sách giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về một vấn đề, một khía cạnh nào đó của xã hội. Sách tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca sẽ giúp chúng ta đồng cảm hơn với những số phận khó khăn, kém may mắn hơn mình, đưa những linh hồn tội lỗi, lạc lối trở về với lẽ phải, chính nghĩa.
Từ xưa tới nay đã có nhiều câu nói hay ca ngợi về vai trò của sách đối với đời sống con người. Một nhà văn có câu: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người” nhấn mạnh lượng tri thức mà sách có thể đem lại. Thần đồng tiếng Anh Đỗ Nhật Nam có câu: “Sách vừa là bạn vừa là thầy” nhấn mạnh vai trò của sách. Những nhân tài của thế giới như nhà bác học Lê Quý Đôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo sư Tôn Thất Tùng của Việt Nam, nhà toán học Trần Cảnh Nhuận, nhà quân sự Trần Nghị của Trung Quốc, nhà phát minh Ê-đi-sơn của Mỹ, nhà vật lý Niu-tơn của Anh,… đều là những người ham mê đọc sách, đọc sách đúng cách và nhờ đó họ trở nên nổi tiếng.
Bên cạnh những cuốn sách hay, tốt còn có những cuốn sách xấu, những cuốn sách không lành mạnh, mang tính chất đồi trụy, không lành mạnh như sách phản động, sách ngôn tình,… không phù hợp trong việc phát triển nhân cách cho các bạn trẻ, đem đến cho con người một thế giới đen tối, một nhân cách xấu xa, thấp hèn. Lại có những người mua sách về chỉ để trưng bày, để ra vẻ mình có học thức nhưng thật ra chẳng hiểu gì cả. Tiêu biểu là hai nhân vật lịch sử Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc và Pôn Pốt của Cam-pu-chia đã đốt sách, giết chết những người tri thức, có hiểu biết. Họ chỉ quan tâm tới của cải vật chất mà không quan tâm tới những giá trị tinh thần mà sách đem lại cho chúng ta. Đó là những điều cần phải lên án, phê phán mạnh mẽ.
Sách là một món ăn tinh thần quý giá của chúng ta, chúng ta phải quý trọng sách, nâng niu sách, giữ gìn sách và phổ biến vai trò của sách cho mọi người biết. Kiến thức của chúng ta chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la, vì thế chúng ta phải đọc thêm sách để bồi đắp vào phù sa tri thức của chúng ta.
Ngô Sách Hiếu
Lớp 8A3 – Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Hồ Chí Minh