Nhiều tập bản đồ, bản đồ thế giới, bản đồ châu á, bản đồ nước ý, nước Việt Nam... thường ghi "Atlat" một bản đồ phân vùng văn học dân gian ở Việt Nam chẳng hạn, cũng gọi là "Atlat" văn học dân gian.Thời cổ đại Hy Lạp, bức tượng thần Atlat được hình dung là một người đàn ông lực lưỡng, to và khoẻ, cơ bắp nổi rõ, cúi đầu, khom lưng, giơ hai tay đỡ một quả cầu rất to đè nặng xuống hai vai, ngày nay ở Trung tâm Rôcphơlơ ở Mỹ, có tượng Atlat giang thẳng hai tay, vai và lưng đỡ những vòng thép lớn hình cầu, tượng trưng cho bầu trời, trái đất.
Thần thoại Hy Lạp kể rằng Atlat, con trai của thần khổng lồ Tităng Giapê và tiên nữ Climênê, bị Dơt trừng phạt phải mãi mãi đỡ cả bầu trời, để bầu trời không sụp đổ. Dơt cùng nhiều thần, như thần Sấm, thần Sét, thần Chớp, thần Pôdêiđông có thể dùng cây đinh ba khuấy sóng đại dương tạo thành những bão tố hung dữ... nổi lên chống lại các vị thần cũ, để chiếm toàn quyền lực và đỉnh núi Ôlanhpơ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt. Nhiều thần khổng lồ Tităng, ở phía đối địch với Dơt, giáng những đòn kinh khủng; các thần bê từng quả núi ném tới tấp, khiến cả thế giới trở thành cảnh hỗn mang: sấm sét rung chuyển cả thế giới âm phủ, khiến các vị thần dưới đáy cùng lòng đất khiếp sợ. Bầu trời, vũ trụ nổ tung. Cuối cùng Dơt thắng trận; các Tităng khổng lồ bị xiềng chặt, đày xuống địa ngục; trong trại giam có tường thành bằng đồng vây kín. Riêng đối với Atlat, Dơt bắt đội cả bầu trời; chàng quỳ một chân xuống cho vững, hai tay bưng bầu trời trên đôi vai lực lưỡng. Quê chàng vốn ở vùng cực tây gọi là Atlăngtơ.
Trong kiến trúc cổ phương Tây, nhiều cột các lâu đài tráng lệ tạc hình người cúi, hai vai và hai tay đỡ trần nhà hoặc xà ngang, gọi là "Atlăngtơ" gợi nhớ sự tích người khổng lồ Atlat, cả đến đốt xương sống đầu tiên, đỡ cho cái đầu người đứng vững, cũng gọi là xương "Atlăngtơ".
Thần thoại Hy Lạp kể rằng Atlat, con trai của thần khổng lồ Tităng Giapê và tiên nữ Climênê, bị Dơt trừng phạt phải mãi mãi đỡ cả bầu trời, để bầu trời không sụp đổ. Dơt cùng nhiều thần, như thần Sấm, thần Sét, thần Chớp, thần Pôdêiđông có thể dùng cây đinh ba khuấy sóng đại dương tạo thành những bão tố hung dữ... nổi lên chống lại các vị thần cũ, để chiếm toàn quyền lực và đỉnh núi Ôlanhpơ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt. Nhiều thần khổng lồ Tităng, ở phía đối địch với Dơt, giáng những đòn kinh khủng; các thần bê từng quả núi ném tới tấp, khiến cả thế giới trở thành cảnh hỗn mang: sấm sét rung chuyển cả thế giới âm phủ, khiến các vị thần dưới đáy cùng lòng đất khiếp sợ. Bầu trời, vũ trụ nổ tung. Cuối cùng Dơt thắng trận; các Tităng khổng lồ bị xiềng chặt, đày xuống địa ngục; trong trại giam có tường thành bằng đồng vây kín. Riêng đối với Atlat, Dơt bắt đội cả bầu trời; chàng quỳ một chân xuống cho vững, hai tay bưng bầu trời trên đôi vai lực lưỡng. Quê chàng vốn ở vùng cực tây gọi là Atlăngtơ.
Trong kiến trúc cổ phương Tây, nhiều cột các lâu đài tráng lệ tạc hình người cúi, hai vai và hai tay đỡ trần nhà hoặc xà ngang, gọi là "Atlăngtơ" gợi nhớ sự tích người khổng lồ Atlat, cả đến đốt xương sống đầu tiên, đỡ cho cái đầu người đứng vững, cũng gọi là xương "Atlăngtơ".