Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hiện lên với những nét đẹp tỏa sáng từ ý nghĩa công việc, từ cách sống, cách suy nghĩ, cách biểu lộ tình cảm đối với mọi người. Lật từng trang viết của Nguyễn Thành Long, chúng ta thấy anh thanh niên có một hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây... phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt và cô đơn. cùng với sự vất vả của công việc, anh thanh niên đã để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên bởi những phẩm chất tốt đẹp trong con người anh. Trước hết, đó là tinh thần trách nhiệm và niềm say mê đối với công việc. Anh thường nghĩ cuộc sống của anh không cô đơn bởi anh với công việc là đôi: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một được?”. Làm việc một mình không người giám sát nhưng anh vẫn làm một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, vì anh hiểu rằng công việc của mình "gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia". Công việc của anh thầm lặng nhưng rất ý nghĩa và có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Thứ hai, tuy sống một mình nhưng anh không hề sống buông thả, mà trái lại anh thanh niên đã tạo ra một cuộc sống giản dị, ngăn nắp và thơ mộng. Anh không hề buồn bã, chán nản ở nơi núi cao lạnh lẽo, trái lại, anh vẫn ham học tập, trồng hoa, nuôi gà và anh còn có niềm vui đọc sách mà anh thấy như có bạn tâm giao, giúp anh mở mang kiến thức. Thứ ba, anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách. Anh rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện; phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: biếu vợ bác lái xe củ tam thất; tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông họa sĩ. Cuối cùng, anh là người khiêm tốn và thành thực. Anh luôn cảm thấy công việc và đóng góp của mình là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn mình. Có thể nói, với truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa " nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp và sống có ý nghĩa. Anh là tấm gương tiêu biểu của hình tượng con người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Bài văn hay
- _Bài văn tự sự
- _ Bài văn miêu tả
- _ Bài văn biểu cảm
- _ Bài văn thuyết minh
- _ Bài văn NLXH
- _ Bài văn NLVH
- _ Đoạn văn
- Dàn ý
- _Dàn ý văn tự sự
- _ Dàn ý văn miêu tả
- _ Dàn ý văn biểu cảm
- _ Dàn ý văn thuyết minh
- _ Dàn ý văn NLXH
- _ Dàn ý văn NLVH
- Đề thi
- _Đề thi THCS
- _Đề thi THPT
- _Đề thi HSG
- _Đề thi vào lớp 10
- Giáo án
- _Giáo án lớp 6
- _Giáo án lớp 7
- _Giáo án lớp 8
- _Giáo án lớp 9
- _Giáo án lớp 10
- _Giáo án lớp 11
- _Giáo án lớp 12
- Sách
- _Sách tiểu học
- _Sách lớp 6
- _Sách lớp 7
- _Sách lớp 8
- _Sách lớp 9
- _Sách lớp 10
- _Sách lớp 11
- _Sách lớp 12
- _Sách khác
- _
- _
- _
- _
- Tài liệu
- _ Đáp án tập huấn
- _ Tài liệu tham khảo
- _Phương pháp dạy học
- _Lí luận văn học
- _Sáng kiến kinh nghiệm
- _Sách tham khảo
- _Bài viết khoa học
- _Nội dung giảm tải
- Thủ thuật
- _Thủ thuật Word
- _Thủ thuật Excel
- _Thủ thuật PowerPoint
- _Thủ thuật Windows
- _Phần mềm
- _Website
- _Hỗ trợ dạy học
- Ngữ liệu
- _Thơ
- __Thơ tự do
- __Thơ bốn chữ, năm chữ
- __Thơ lục bát, song thất
- __Thơ Đường luật
- _Văn xuôi
- __Truyện ngắn, Tiểu thuyết
- __Tùy bút, Tản văn
- __Nhật kí, Hồi kí
- __Truyền thuyết
- __Cổ tích
- __Thần thoại
- __Truyện cười
- _Ca dao, Tục Ngữ
- _Điển tích, Điển cố
- _Văn bản thông tin
- _Văn bản nghị luận
- Tài liệu tính phí