A. ĐỀ THI
B. GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phương
thức biểu đạt chính được sử dụng
trong đoạn trích là nghị luận.
2. Theo đoạn
trích, người có thói quen hay phản đối người khác “thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng
tránh”.
3. Theo đoạn
trích, “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” chính là thể hiện quan điểm của mình mà không hạ thấp người khác:
không để những cảm xúc nóng vội lấn át lí trí của bạn, tạo điều kiện cho người
đối diện nói hết quan điểm của họ rồi mới trình bày nhận định của cá nhân mình.
4. Học sinh
nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:
Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng”
trong đoạn trích có tác động tích cực đến nhận thức của mỗi người:
- Giúp cho mỗi người biết tôn trọng ý kiến của người
khác, biết lắng để hoàn thiện bản thân.
- Có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về cuộc sống
thay vì cái nhìn chủ quan, phiến diện của cá nhân.
- Tạo nên một môi trường lành mạnh, mỗi người được
trao đổi, học hỏi lẫn nhau…
PHẦN II: LÀM
VĂN
1. Đề bài:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
a. Đảm bảo
yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ).
- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định
đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần
thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
c. Triển
khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải
tôn trọng quan điểm của người khác. Có thể theo hướng sau:
- Giải
thích:
+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay
xúc phạm.
+ Quan điểm của mỗi người được hình thành từ cách suy
nghĩ, đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
=> Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tôn trọng
quan điểm của người khác.
- Sự cần
thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:
+ Mỗi người có suy nghĩ, cách đánh giá, hệ giá trị
khác nhau nên sẽ có quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Tôn trọng quan niệm của người khác cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi
người.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự
tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có
cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó
hoàn thiện bản thân mình hơn.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn
trọng quan điểm của chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác
sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.
+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi
trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá
nhân.
* Lưu ý:
- Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận
điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết phục. Ví dụ: Khi nghe tin quân
Thanh sang xâm lược, ban đầu Nguyễn Huệ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng
sau đó ông đã lắng nghe ý kiến của tướng sĩ, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế
lấy niên hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ tôn trọng quan điểm, ý kiến của
các tướng sĩ giúp nhà vua thu phục được lòng dân, tạo nên khối sức mạnh đoàn
kết của dân tộc, đánh đuổi được bè lũ bán nước, cướp nước.
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc về vấn đề nghị luận.
2. Đề bài:
Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính
trong đoạn thơ đã cho trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).
a. Đảm bảo
cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài
giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định
đúng vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh
thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến (Quang
Dũng).
c. Nội dung
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm
Tây Tiến và đoạn trích.
* Phân tích
(1) Khái
quát chung: Xuyên suốt bài thơ là nỗi
nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên và đoàn quân Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy được tái
hiện ngay từ những dòng thơ đầu tiên: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi – Nhớ về rừng
núi nhớ chơi vơi”.
(2) Khung
cảnh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa êm đềm, thơ mộng
- Những chiều sương, đêm hơi huyền ảo, thơ mộng:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
- Trập trùng những đèo dốc, núi non hiểm trở: “Dốc lên
khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao,
ngàn thước xuống – Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
+ Điệp từ “dốc”, hệ thống từ láy tượng hình (khúc
khuỷu, thăm thẳm, heo hút) và những nét vẽ táo bạo, phóng khoáng gợi lên trước
mắt người đọc những con dốc quanh co, gập ghềnh, núi non trập trùng, hiểm trở…
+ Những câu thơ nhiều thanh trắc gợi cái quanh co, gập
ghềnh của đèo dốc, dáng cao ngất của núi.
+ Câu thơ cuối lại toàn thanh bằng gợi vẻ đẹp êm đềm
của không gian và trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn.
- Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của miền Tây Bắc còn được
gợi lên qua cảnh núi rừng huyền bí, hung dữ “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.
(3) Hình ảnh
người lính Tây Tiến
- Hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, tinh nghịch qua cách
nói tếu táo, hóm hỉnh “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
- Mặc dù phải đối mặt với mất mát, hi sinh song họ vẫn
ngang tàng, kiêu hãnh: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mũ bỏ
quên đời”. Những hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi vẻ bướng bỉnh,
bất cần trước cái chết. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- Trên con đường hành quân hiểm trở, người lính vẫn
luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong tình quân dân ấm áp: “Nhớ ôi Tây
Tiến cơm lên khói – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
* Đặc sắc
nghệ thuật
- Sử dụng nghệ
thuật tương phản và cường điệu, cách sử dùng từ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Bút pháp lãng mạn, chất họa kết hợp với chất nhạc.
Lưu ý:
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc về vấn đề nghị luận.
(Nguồn đáp án: hocmai.vn)