MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ CÁCH VIẾT ĐÚNG
Phần 1. Các lỗi về dấu câu và cách trình bày:
- Các dấu dùng để kết thúc
câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN
với chữ cuối cùng của câu.
Ví dụ cách viết đúng: Hôm
nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)
Ví dụ cách viết sai: Hôm nay
là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)
- Các dấu dùng để ngăn cách
giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế
trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.
Ví dụ cách viết đúng: Đây là
vế trước, còn đây là vế sau.
Ví dụ cách viết sai: Đây là
vế trước , còn đây là vế sau.
- Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc
kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.
Ví dụ cách viết đúng: Hắn
nhìn tôi và nói: “Chuyện này không liên quan đến anh!”
Ví dụ cách viết sai: Hắn
nhìn tôi và nói: “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”
Phần 2. Những từ nhiều người thường viết sai
1. “Dành” và “giành”:
- Giành: động từ chỉ sự
tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.
2.
“Dữ” và “giữ”:
- “Dữ” là tính từ chỉ tính
cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…
- “Giữ” là động từ chỉ việc
sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…
3.
“Khoảng” và khoản”:
- “Khoảng” để chỉ một vùng
không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không,
khoảng thời gian.
- “Khoảng” cũng có khi được
dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.
- “Khoản” là một mục, một bộ
phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.
4.
Số chẵn, số lẻ:
- Chẵn dấu ngã
- Lẻ dấu hỏi là đúng.
5. Bán sỉ, bán lẻ:
Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ
đều là dấu hỏi.
6. “Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu
câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc
không muốn nó xảy ra):
- Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã.
- Ngược lại hoàn toàn với
“số chẵn, số lẻ”.
7.
“Chuyện” và “truyện”:
- “Chuyện” là thứ được kể
bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.
- Ví dụ: “chuyện cổ tích”
được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung
được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người
đó đang đọc “truyện cổ tích”.
8. “Sửa” và “sữa”:
- Sửa là động từ (thanh hỏi):
sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa…
- Sữa là danh từ (thanh
ngã): sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua...
9.
“Chửa” và “chữa”:
- Chửa: đồng nghĩa với mang
thai, là dấu hỏi.
- Chữa: đồng nghĩa với
“sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” (lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa
dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)
10. “Dục” và “giục”:
- “Dục” nói về chức năng
sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.
- “Giục” nói về sự hối thúc.
Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.
11.
“Giả”, “giã” và “dã”:
- “Giả”: không phải thật
nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ
- “Giả” còn là một từ gốc
Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh),
khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào
đó).
- “Giã”: thường ghép với các
từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.
- “Dã”: mang tính chất rừng
rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.
12. “Sương” và “xương”:
- “Sương”: hơi nước xuất
hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ:
sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.
- “Xương”: phần khung nâng
đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.
13. “Xán lạn”:
“Xán lạn” là cách viết đúng.
Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa.
Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những
cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.
14. “Rốt cuộc”:
“Rốt cuộc” là cách viết
đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.
15. “Kết cục”:
“Kết cục” là cách viết đúng.
“Kết cuộc” là cách viết sai.
16. “Xuất” và “suất”:
- “Xuất” là động từ có nghĩa
là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát,
xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt.
Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
- “Suất” là danh từ có nghĩa
là phần được chia.
Ví dụ: suất ăn, tỉ suất,
hiệu suất…
17. “Yếu điểm” và “điểm yếu”:
- “Yếu điểm”: có nghĩa là
điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.
- “Điểm yếu”: đồng nghĩa với
“nhược điểm”.
18.
“Tham quan”:
“Tham quan” nghĩa là xem tận
mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách
viết sai.
Phần 3: Một số quy tắc chính tả
1. Ch/tr:
Chữ tr không đứng đầu các
tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng
ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh
choáng…
Những từ Hán Việt có thanh
nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Ví dụ: trịnh trọng, trình tự, trừ
phi, giá trị, trào lưu…
Những từ chỉ vật dụng quen
thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình thường có âm đầu là ch. Những từ mang
nghĩa phủ định cũng có âm đầu là ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi,
chum, chạn, chõng, chảo,… chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt,
chắn, chẻ,… cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt,… chẳng, chưa, chớ, chả.
2. R/d/gi:
Chữ r và gi không đứng đầu
các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì
ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì,
hậu duệ…
Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã
hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn,
bình dị, mậu dịch, kì diệu…
+ Các tiếng có thanh sắc
hoặc thanh hỏi thường viết gi.
Ví dụ: giải thích, giá cả,
giám sát, giới thiệu, tam giác…
+ Các tiếng có thanh huyền
hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm
đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến,
giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung…
Phần 4: Bí quyết viết đúng chính tả:
Có những lỗi chính tả chúng
ta viết sai mà không biết mình viết sai. Những lỗi này thường do bạn đã quen
thuộc với chúng trong thời gian dài nên dù sau khi viết xong đọc lại bạn cũng
không phát hiện ra. Tốt nhất hãy để người khác đọc bài viết của bạn và nhờ họ
góp ý, sau khi đã biết được lỗi sai thì hãy ghi nhớ chúng để không phạm phải
lần sau.
Tra từ điển tiếng Việt (nếu
không có từ điển giấy, có thể tra từ điển online trên mạng) để kiểm tra những
từ mà bạn không nhớ rõ cách viết hoặc những từ mà bạn nghi ngờ.
Có một số lỗi không phải do
bạn sai chính tả mà là do lỗi đánh máy. Sau khi viết, hãy kiểm tra lại cẩn thận
bài viết của bạn để tìm và sửa những lỗi này.
(Nguồn: internet)