Đề bài: Nhận
xét về của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng: “Vũ Nương không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp
mà còn là hiện thân của số phận bị kịch”. Bằng hiểu biết về văn bản “Chuyện
người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Nguyễn Dữ là gương mặt nổi
bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Ông là một người học rộng, tài cao và đặc
biệt qua tâm tới tầng lớp trí thức và người phụ nữ có nhân cách và phẩm hạnh. “Chuyện
người con gái Nam Xương”, truyện thứ 16 trong “Truyền kì mạn lục” là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của ông. Vũ Nương - nhân vật chính của truyện là một
trong số những phụ nữ được nhà văn dành nhiều tâm huyết xây dựng với hình tượng
tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống có đủ tứ đức: Công - dung -
ngôn - hạnh nhưng lại có cuộc đời bi thảm. Đúng như nhận định: "Vũ Nương không chỉ hiện thân của vẻ
đẹp mà còn là hiện thân của số phận bi kịch.”
Vũ Nương không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp mà còn là hiện thân của bi kịch |
Với tập truyện “Truyền kì
mạn lục”, Nguyễn Dữ thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một “Thiên cổ
kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó. “Chuyện
người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập truyện
này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, truyện thể
hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là
một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyên, miêu tả nhân vật, kết
hợp tự sự với trữ tình.
Để khắc họa nhân vật Vũ
Nương với vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, nhà văn đã đặt nhân vật vào những mối quan
hệ, trong các tình huống khác nhau. Ở bất cứ tình huống và mối quan hệ nào, Vũ
Nương cũng sáng lên vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam tuyền thống: đảm đang
và giàu tình yêu thương.
Với chồng, Vũ Nương là người
vợ nết na, phụ nữ thuỷ chung. Khi mới lấy chồng, biết chồng có tính đa nghi nên Vũ
Nương cư xử đúng mực, giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa.
Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền
thục, khôn khéo, nết na đúng mực! Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất
nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi
tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình
nghĩa, ngọt ngào, nồng đượm, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm
trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
Đó là một lời dặn dò thật chân thành với ước muốn rất đỗi bình thường của một người
vợ, người phụ nữ khao khát cuộc sống gia đình bình yên hạnh phúc. Ước mong cùng
với lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem
thường mọi công danh, bổng lộc. Tình thương chồng của nàng còn được thể hiện
qua nỗi thấu hiểu những khó khăn nơi chiến trận. Nàng cảm thông trước những nỗi
vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ
e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều
còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện
thiếp băn khoăn, mẹ già lo lắng.”. Cùng với nỗi thấu hiểu của nàng là nỗi
khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn
trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi
hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng
sợ không có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ
hết mực thùy mị, dịu dàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng
những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng
biết bao! Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô
son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi
nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi
thấy bướm lượn đây vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không
thể nào ngăn được”.
Nàng vừa thương chồng, vừa
nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn
vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung
của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
"... Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."
(Chinh phụ
ngâm)
Để thể hiện tâm trạng ấy,
Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy
chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
Khi chồng trở về những tưởng
nàng sẽ được sống hạnh phúc thì thật trớ trêu, nàng bị chồng nghi oan, hạnh
phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người
chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần.
Nàng nói đến thân phận mình, đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng
thuỷ chung, son sắt của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình
chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”.
Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân
trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ
Nương.
Đến khi được sống dưới thủy
cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ cuộc sống nơi trần thế - cuộc sống nghiệt
ngã đã đẩy nàng tới cái chết. Nàng vẫn là người vợ yêu chồng, người mẹ thương
con, vẫn nặng lòng nỗi nhớ nhung quê hương, mộ phần cha mẹ. Đồng thời nàng vẫn
khao khát được trả lại danh dự.
Với mẹ chồng Vũ Nương còn là
người con dâu hiếu thảo. Chồng vừa ra trận được một tuần thì nàng ở nhà sinh
con trai. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng đảm đang lo toan mọi công việc
trong gia đình vừa chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, lại nuôi dạy con thơ. Chồng
xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang
lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo khuyên lơn mong vơi bớt nỗi nhớ
thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế' lễ cẩn
trọng như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăng trối của người mẹ già ấy đã đánh
giá được công lao của nàng đối với gia đình: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con
cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".
Với con, Vũ Nương là một
người mẹ hiền yêu thương con hết mực. Nàng chăm sóc, bù đắp cho đứa con trai nhỏ
thiếu vắng tình cha. Nàng vừa đảm đương vai trò của mẹ lại vừa đảm dương vai
trò người cha đối với con. Đặc biệt, chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và
bảo đó là cha Đản với mục đích để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm
của người cha.
Bên cạnh đó, Vũ Nương còn là
một người trọng nhân phẩm và tình nghĩa. Khi không phân giải được, nàng chọn cái chết
để tự minh oan. Với nàng, nhân phẩm còn quan trọng hơn mạng sống. Sau khi trở
về thủy cung vẫn khao khát được trả lại danh dự nên nàng đã nhờ Phan Lang nói
vớí Trương Sinh lập đàn giải oan. Nàng sống trọng tình nghĩa, ở dưới Thủy cung,
vẫn thương nhớ quê hương, gia đình: Ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành
Nam. Vì cảm ân đức của Linh Phi nên quyết ở lại Thủy cung, không trở về trần
gian.
Vũ Nương không chỉ là một
người trọng nhân phẩm và tình nghĩa mà nàng còn là một người phụ nữ giàu lòng
vị tha.
Khi bị vu oan, không nói một lời trách móc chồng. Khi sống dưới thủy cung, nàng
sẵn sàng tha thứ cho chồng nên nàng mới nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan. Việc
lập đàn giải oan cho vợ sẽ phần nào giúp Trương Sinh vơi đi nỗi ân hận, day
dứt. Khi được chồng lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, nàng hiện về cất lời
cảm tạ chồng có nghĩa là nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng.
Nhà văn Nguyễn Dữ đã dành
cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc
họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Vũ Nương
trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến.
Lẽ ra, với một người phụ nữ
đẹp người đẹp nết như Vũ Nương thì nàng sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc
bên gia đình. Nhưng trong truyện nhà văn lại để cho nhân vật của mình là hiện thân
của số phận bi kịch. Cuộc hôn nhân gặp nhiều trắc trở: hôn nhân ko môn
đănh hộ đối, không bình đẳng và là cuộc hôn nhân sắp đặt, không có tình yêu.
Trương Sinh ít học lại có tính đa nghi, hay ghen tuông vô cớ nên nàng luôn phải
giữ gìn khuôn phép, lựa chồng để ko xảy ra bất hòa. Hạnh phúc chưa được bao
lâu, đất nước xảy ra binh biến, nàng phải chịu cảnh xa chồng, bụng mang dạ
chửa, thay chồng gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình. Đỉnh cao của bi
kịch là ngày xum họp gia đình lại là ngày chia ly: mặc dù là người phụ nữ rất
mực đoan chính lại bị chính chồng mình khép vào tội không chung thủy, thất tiết
khi chồng vắng nhà. Bị chồng ruồng rẫy, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng phải kết
thúc cuộc đời bằng một cái chết thể thảm. Bi kịch lớn nhất với Vũ Nương là
không có quyền hành: không có quyền minh oan, không có quyền được bảo vệ nhân
phẩm, không có quyền được sống bởi lẽ xã hội phong kiến bất công, trọng nam
khinh nữ đã tước đi của người phụ nữ những điều đó.
Nguyên nhân trực tiếp đẩy Vũ
Nương đến cái chết thê thảm như vậy là bởi vì lời nói ngây thơ của bé Đản: Ô
hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước
đây chỉ nín thin thít. Nguyên nhân gián tiếp phải kể đến là do cuộc hôn nhân
bất bình đẳng dẫn đến thái độ rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương. Cái
thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương là thua thiệt về vị thế.
Vũ Nương “vốn con kẻ khó”
còn Trương Sinh lại là “nhà giàu" đến độ khi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm
lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách biệt giàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh
mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinh có thể đối xử thô bạo, gia trưởng
với nàng. Lí do tiếp theo phải kể đến là do bản tính hồ đồ ghen tuông lại hẹp
hòi, tàn nhẫn của người chồng đa nghi, vũ phu. Người chồng không đủ tỉnh táo để
phân tích đúng sai mà cố vin theo lời nói ngây thơ, vô tình của con để hăt hủi,
ruồng rẫy vợ cho hả dạ. Và lý do quan trọng chính là Vũ Nương là nạn nhân của
chiến tranh phi nghĩa. Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân
của chế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến,
của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh
phúc,cuộc sống vợ chồng kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính. Vũ
Nương suốt ba năm ròng phải gánh vác trọng trách gia đình, phụng dưỡng mẹ già,
chăm sóc con thơ, phải sống trong nỗi nhớ chồng, thiếu vắng tình yêu thương của
chồng. Và cũng chính chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm
trở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Hoàn cảnh gia đình li tán, xa cách đã khiến
cho thử thách niềm tin vốn đã mong manh của Trương Sinh đối với người vợ ngoan
hiền của mình. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh
nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.
Nàng là nạn nhân của xã hội
phong kiến - chế độ nam quyền - xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.
Chính xã hội ấy đã dung túng cho thói gia trưởng của đàn ông, phá tan hạnh phúc
của người phụ nữ.
Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng cảm thông, thương xót cho
số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ca ngợi nhân phẩm,
đức hạnh của họ, nêu cao ước mơ, khát vọng công bằng, công lý, khát vọng hạnh
phúc chân chính, bình dị. Phê phán xã hội nam quyền bất công.
Như vậy, nhân vật Vũ Nương
trong tác phẩm đúng là hình ảnh điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
cũng là hiện thân của số phận khổ đau bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Tác giả Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật của mìnv một thái độ yêu
mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng
người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp