Đề bài: Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính
cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Bài làm
Đất nước ta phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược. Trong những cuộc kháng chiến ấy, hình tượng người nông dân
mặc áo lính đã đi vào thơ ca như một hình ảnh thiêng liêng, cao đẹp. Mùa xuân
năm 1948, vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ
Chính Hữu đã cho ra đời tác phẩm mang tên "Đồng chí". Là một nhà thơ
quân đội, tác giả hiểu rõ tình đồng đội cao quý của những người lính cách mạng
có cùng lí tưởng để từ đó thể hiện tình đồng chí một cách chân thành và cảm
động.
Phân tích bài thơ Đồng chí |
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi mà biết
bao thanh niên đã gia nhập quân đội, chiến đấu cho một lí tưởng chung là bảo vệ
chủ quyền, độc lập, tự do của dân tộc. Trong cuộc sống gian khổ, vất vả ấy, có
một thứ tình cảm mới mẻ đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc đó là tình
đồng chí. Cụm từ "đồng chí" tuy quen thuộc, bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ tự do đã tâi hiện sự hình thành và cơ sở của
tình đồng chí:
"Quê
hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi
nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi
đôi người xa lạ
Tự phương
trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên
súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung
chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
"
Bảy câu thơ đầu như một lời trao gửi tâm tình của hai
người lính xa quê trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân giặc. Tác giả đã diễn
tả lời tâm sự ấy bằng những hình ảnh đẹp đẽ và ấm cúng. "Quê hương anh"
và "Làng tôi" là cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó, thiết tha.
Họ đến từ đâu? Họ làm nghề gì? Anh thì ở vùng đất ven biển "nước mặn đồng
chua", cái thứ đất nhiễm phèn khó mà làm ăn. Khác với anh, "tôi"
ở đồi núi, trung du, cái nơi đất bị đá ông hoá, khó mà canh tác. Thế nhưng
giống với anh, "tôi" cũng là người nông dân, những con người có cuộc
sống nghèo nàn, bình dị, khốn khổ. Tất cả mang nét tương đồng về cảnh ngộ xuất
thân, sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng. Những người nông dân
nghèo ấy nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ tạm xa con trâu, mảnh ruộng, mái
nhà tranh để ra đi chiến đấu. "Anh với tôi đôi người xa lạ",ở đây tác
giả nói đến từ đôi chứ không phải là hai. Dù mang nghĩa giống nhau nhưng nó đem
lại một sắc thái, cảm xúc vô cùng ý nghĩa. "Đôi" là cái gì đó gắn
kết, luôn bên nhau vad tách rời thì cả hai sẽ không tồn tại, vậy mà tôi ở đây
lại xa lạ. Mặc dù không quen đấy, xa lạ đấy nhưng có một điều gì đó mách bảo họ
rằng họ rất giống nhau. "Tự phương trời" chẳng "hẹn" mà
đến, định mệnh sắp đặt cho họ lại gần nhau, những con người cùng cảnh ngộ mà
còn chung lí trí, chung niềm tin và cả mục đích sống, sát cánh bên nhau chiến
đấu.
"Súng
bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung
chăn thành đôi tri kỉ".
"Súng bên súng" là cùng làm nhiệm vụ, một
nhiệm vụ cao cả bảo vệ Tổ quốc, giữ chắc nòng súng vì đất nước, dân tộc, vì
đồng chí. "Đầu sát bên đầu" tiểu đối ẩn dụ rất thực chỉ suy nghĩ và
lí tưởng của những con người đang đứng gần bên nhau như một, họ cùng suy nghĩ,
cùng hướng tới một niềm tin, vì vậy họ ở đây."Đêm rét chung chăn thành đôi
tri kỉ",tình đồng chí đã nảy nở từ những điều bình dị nhất, sự chia sẻ một
cách chân chất và vụng về của những người lính nhưng chan chứa bên trong là cả
một lòng yêu thương, quan tâm. Câu thơ đã được nhà thơ Chính Hữu sử dụng cách
nói lặp, nghệ thuật đối để diễn tả sự quấn quýt, gắn bó, đoàn kết, tương trợ
lẫn nhau của những người lính trong chiến đấu. Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến
đấu, chia nhau gian khổ, hiểm nguy; đêm đắp chung một chiếc chăn đơn sơ, mộc
mạc, họ đã trở thành đôi bạn tri kỉ. Chính tình cảm gắn bó keo sơn của những
người lính đã biến họ từ chỗ là người xa lạ trở thành đôi tri kỉ. Tình đồng đội
đã trở thành tình đồng chí thiêng liêng vô hạn. Đó là nền móng, là cơ sở vững
chắc nhất hình thành nên tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đúc kết
ở dòng thơ thứ 7,chỉ với hai tiếng "Đồng chí! " cùng dấu chấm than,
ngắn gọn nhưng vô cùng súc tích và đặc biệt, nó như một nốt nhấn, một lời khẳng
định, thốt lên trong niềm sung sướng. Từ chỗ xa lạ đến quen nhau và giờ đây họ
thành đồng chí của nhau, kề vai sát cánh chiến đấu để giải phỏng quê hương, đất
nước. Đọc ba câu thơ tiếp theo:
"Ruộng
nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà
không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước
gốc đa nhớ người ra lính"
Ta thấy được giữa bổn phận gia đình, trách nhiệm với
người thân và sự nghiệp giải phóng dân tộc, người lính đã chọn con đường ra đi
để đem lại ngày mai tươi sáng cho đất nước, quê hương. Họ đi vô cùng dứt khoát,
không nuối tiếc, không đau khổ, không vấn vương, hết sức ngang tàng. Tuy vậy
vốn là những con người tình cảm, họ không thể giấu đi nỗi nhớ nhất cũng như
lặng thinh trước sự mong ngóng ở quê hương. Thế nhưng sức mạnh của tình yêu
nước lớn lao đã giúp họ trở nên mạnh mẽ, hi sinh bản thân và những xúc ca để
đến với lí tưởng cao đẹp. Những người lính có cùng chung một nỗi niềm tâm sự,
họ san sẻ cho nhau những lo lắng, suy nghĩ, trăn trở của mình. Vì vậy họ càng
gắn bó với nhau khắng khít:
"Anh với
tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người
vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách
vai
Quần tôi có vài
mảnh vá
Nụ cười buốt
giá
Chân không
giày
Thương nhau
tay nắm lấy bàn tay. "
Trong kháng chiến, tuy gian khổ, đói rét, bệnh tật
nhưng bằng tình đồng chí họ cùng giúp nhau vượt lên tất cả. Ai đã từng tham gia
kháng chiến mới biết cái rất mướt của núi rừng và những trận sốt rét khi lạnh
như hành hạ, thử sức chịu đựng của con người. Càng trải qua gian khó họ cadng
biết trân trọng tình đồng chí. Cử chỉ đơn giản "tay nắm lấy bàn tay"
thật xúc động, cái nắm tay để sẻ chia hơi ấm, sẻ chia cảm giác lạnh lẽo. Hình
ảnh "miệng cười buốt giá" như hoàn thiện hơn bức chân dung về người
chiến sĩ cách mạng. Nhà thơ đã tô đậm những thiếu thốn, khó khăn về vật chất để
khẳng định sự giàu có và vẻ đẹp tuyệt vời trong tâm hồn người lính. Một cử chỉ
nhẹ nhàng nhưng chân thành, cảm động, chứa chan yêu thương. Đó không phải cái
bắt tay thông thường mà là cái bắt tay truyền sức sống, niềm tin để cổ vũ nhau.
Tình đồng chí được Chính Hữu thể hiện là tình cảm giàu tính nhân văn, là vẻ đẹp
của người chiến sĩ. Bằng hình ảnh chọn lọc, chi tiết, nhịp thơ sâu lắng và một
cấu trúc độc đáo, tác giả đã khắc hoạ một tình đồng chí giữa những người lính
bền chặt, gắn bó. Đỉnh cao của tình đồng chí" là hình ảnh được vẽ bằng bút
pháp lãng mạn bay bổng ở những câu thơ cuối:
"Đêm nay
rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới
Đầu súng
trăng treo"
Trong đêm sương muối lạnh tê người, những người lính
hiên ngang trong tư thế chờ đợi kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu, họ im lặng đứng bên
nhau. Họ sát cánh bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, xua tan
đi cái lạnh lẽo, giá buốt của rừng đêm, tiếp thêm cho nhau sức mạnh để hoàn
thành nhiệm vụ cao cả. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh
giàu giá trị biểu tượng. Đó là hình ảnh kết tinh giá trị thảm mĩ và tư tưởng
nghệ thuật của tác phẩm. Đó cũng là hình ảnh khép lại bài thơ, in dấu trong
lòng người đọc về tình đồng chí thiêng liêng cao cả.
Bài thơ là bức chân dung sống động về "anh bộ đội
cụ Hồ" thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Chính Hữu đã khắc hoạ
hình ảnh người chiến sĩ với tình đồng chí thiêng liêng, đáng trân trọng, tình
cảm ấy đã tạo nên giá trị nhân văn và sức sống bền lâu cho bài thơ.
Nguồn: Sưu tầm