ĐỀ BÀI: Nhận xét về truyện cổ tích, sách văn học 10 có viết:
“Giá trị nhân văn của
truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức.”
Dựa vào một số truyện cổ Việt Nam
(đã học hoặc đã đọc), hãy phân tích và chứng minh nhận định trên.
I. Tìm hiểu đề:
- Nội
dung: Giá trị nhân văn của truyện cổ tích Việt Nam
- Thể loại: Phân
tích và chứng minh một nhận định.
- Phạm vi dẫn
chứng: Truyện cổ tích Việt Nam
II. Lập dàn ý:
1. Mở
bài:
-
Dẫn dắt vấn đề.
- Trích dẫn nguyên văn nhận định.
2. Thân bài
2.1.
Giải thích nội dung của đề
- Người dân
thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện
trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những
người thấp cổ bé họng trong xã hội.
- Nói truyện cổ
tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ
tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.
- Truyện cổ tích
đề cao người dân thường trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca
ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.
Và như thế
truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé
họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động
2.2.
Phân tích và chứng minh
a. Truyện cổ tích quan
tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội
- Phân tích:
+ Văn học phản
ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào
văn học.
+ Người sáng tác
bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do
những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc
sống, số phận của họ.
- Chứng minh:
+ Tấm con riêng
bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải (Tấm Cám)
+ Thạch Sanh mồ
côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch
Sanh)
+ Người em út bị
anh chiếm hết tài sản (Cây khế)
b.
Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức.
- Phân tích
+ Trong thực tế,
người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.
+ Họ có thể
nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống
trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất
vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.
+ Chính họ đã
tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác
truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của
người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm
_ Chứng minh:
+ Trong tận cùng
của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na
+ Thạch Sanh
dũng cảm nhân hậu
+ Cho dù tạo hoá
không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông
minh (Sọ Dừa).
Quan tâm đến số
phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình
dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.
3.
Kết luận: Nêu
được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...