Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó.
I. Mở bài. Có thể tưởng tượng và kể lại một trong số các
tình huống gặp gỡ, như:
-
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 – 12), nhà
trường có mời các cựu chiến binh đến nói chuyện.
-
Đi thăm bảo tàng cách mạng rồi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe năm xưa.
-
Sau khi học bài thơ, nghĩ nhiều về những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, mơ
được gặp gỡ, trò chuyện.
II. Thân bài
1. Miêu tả quang cảnh nơi gặp gỡ:
-
Nếu ở trường học: không khí trang nghiêm, thái độ của HS,…
-
Ở viện bảo tàng: hình ảnh những chiếc xe không kính, những khẩu đại pháo.
-
Ở Trường Sơn: hình ảnh rừng cây, đèo dốc, hố bom…
2. Kể lại cuộc trò chuyện với người
chiến sĩ:
-
Miêu tả trang phục, nét mặt, giọng nói... của người chiến sĩ.
-
Có thể hỏi người lính lái xe những câu: Vì sao những chiếc xe lại không có
kính, không có đèn? Ngồi trên những chiếc xe như vậy, các chú (bác) có gặp
nhiều khó khăn trở ngại gì không? Điều thú vị các chú được trải qua trên những
chiếc xe đó là gì? Chiến tranh tàn khốc, ác liệt là thế sao các chú (bác) vẫn
vui vẻ lạc quan? Điều gì giúp các chú vượt qua được những khó khăn?...
-
Câu trả lời của người chiến sĩ lái xe: phải làm nổi bật được: sự khốc liệt của
chiến tranh; những khó khăn, thú vị khí lái những chiếc xe không kính; những
phẩm chât cao đẹp của người lính: lạc quan, yêu đời, dũng cảm, hiên ngang, có
chút ngang tàng, có lí tưởng sống cao đẹp…
3. Tâm trạng, suy nghĩ của “tôi” trong cuộc trò chuyện sau những câu trả lời của người
chiến sĩ lái xe (đan xen với miêu tả nội tâm của tôi).
III. Kết bài
-
Cảm xúc, suy nghĩ của “tôi” sau cuộc trò chuyện: tự hào về thế hệ cha anh đi
trước, cảm phục trước tinh thần dũng cảm.
-
Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng