MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Dàn ý Văn học và tình thương (Bài viết số 7 đề số 2, Ngữ văn 8)

Đề bài: văn học và tình thương (Gợi ý: chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn).

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II. Thân bài:
1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người
   a. Tình cảm trong gia đình
      - Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời". "chín tháng cưu mang")
Trong “Lão Hạc”, lão Hạc:
+ Cả đời gà trống nuôi con
+ Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con
+ Sống khốn khổ để dành tiền cho con
+ Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con
=>Một lão nông thương con hết mực
      - Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
=> Yêu thương mẹ hết mực.
      - Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.
      -  Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người”
+ Rất mực thương chồng, con.
+ Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.
=> Hi sinh mình vì chồng

   b. Tình cảm xã hội
    
  - Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối
      - Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm:
+ Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước
+ Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó
=> Một lương y hết lòng vì người dân
      - Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng.
      - Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân dược no ấm, an hưởng thái bình, …
      -Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc.

2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác.
       a.  Sự thờ ơ với người ngoài:
- Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”:
+ Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm.
+ Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to.
- Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết......"
- Bọn thực dân trong “Thuế máu”:
+ Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa.
+ Ép đi lính
+ Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) …
      b.  Trong gia đình
- Mụ dì ghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám, kết cục của mụ vô cùng bi thảm.
- Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải gánh chịu hậu quả, …

III. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo