Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?
“Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực – đèn, và đối ngữ tương phản đen – sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vì sao lại nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vả lại, cũng có những người sống
trong môi trường xấu mà có tài năng, ý chí, có đạo đức muốn làm việc tốt giúp đời
luôn bì kẻ xấu cản trở, thậm chí bị cô lập, trở thành người bơ vơ, lạc lõng.
Trong khi đó nếu sống gần những người
tốt thì chúng ta ngày càng được hướng đến cái chân - thiện - mĩ, Việc làm của
những người tốt luôn là tấm gương sáng để chúng ta nhìn vào đó mà soi xét, tu
chỉnh bản thân mình.
Chẳng hạn một người xấu nhưng được
may mắn sống gần những người tốt, luôn được những người đó phê bình góp ý, cảm
hóa thì sẽ khắc phục được khuyết điểm và dần trở thành người tốt. Hay một học sinh
học tập còn yếu nhưng thường ngày đi học, được ngồi gần, được chơi chung với
các bạn tốt, được sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của các bạn học giỏi thì sẽ rất
mau tiến bộ trên con đường học tập và rèn luyện.
Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng
lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng
đó có giới hạn. Sự nỗ lực chủ quan, ý chí phấn đấu vươn lên của con người mới
là yếu tố quyết định nhất. Cho nên Disraeli có nói một câu bất hủ: “Con người
đâu có phải là sự tạo nên của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự tạo nên của con người”.
Thật vậy, có nhiều người sống trong
môi trường xấu, nhưng vẫn luôn giữ được bản chất thanh cao, trong sáng của tâm
hồn mình. Bác Hồ vô vàn kính yêu cúa chúng ta là một điển hình. Trong những
ngày giam cầm vô cớ tại nhà tù của Quốc dân Đảng ở Quảng Tây, Trung Quốc, Người
sống trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt, bị hành hạ về thể xác, vậy mà, người
chiến sĩ cách mạng ấy không hề bị “nao núng tinh thần” nhờ vào lí tưởng chiến đấu
cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, niềm tin mãnh liệt vào thắng ỉợỉ ngày mai. Bởi
thế, mọi người gọi Người là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
Và đây cũng là một tấm gương sáng vô
ngần:
Trong đầm gì dẹp bằng
sen
Lá xanh bông trắng ỉạì
chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá
xanh
Gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn,
(Ca
dao)
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của hoa sen
nhưng thật ra cái nghĩa hàm ẩn sâu xa muốn đề cao phẩm chất “gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn” của con người. Phải chăng bài ca dao trên “là tiếng nói của một
nhà nho nào đó, tự hào đã giữ bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy
rẫy những bùn nhơ như là bọn buôn danh bán lợi”. Phải chăng tiếng nói đáng
thương ấy muốn “phân trần với mọi người xung quanh trong một cái xã hội mà những
gì trong trắng không dễ gì được mọi người tin”?
Ngược lại với những tấm gương nói
trên, có trường hợp con người sống trong môi trường tốt mà vẫn bị hư hỏng,
thoái hóa, biến chất. Đó là bọn người cơ hội, tham nhũng, ăn không ngồi rồi, sống
chỉ biết có cái tôi cá nhân nhỏ bé, chật hẹp của mình mà không nghĩ đến lợi ích
của người khác. Bọn người ấy cần được cách ly có thời hạn hoặc cách ly vĩnh viễn
khỏi xã hội loài người càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên
tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu,
giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng,
nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức
xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới
là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người.
Tóm lại, lời dạy của câu tục ngữ trên đây có ý nghĩa thiết thực trong xã hội. Theo lời dạy của câu tục ngữ, chúng ta cần phải biết “chọn bạn mà chơi” cũng như tự rèn luyện bản thân mình để có bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là không được chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến nhân cách. Hơn thế nữa, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.