CÁCH VIẾT MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CỰC ĐƠN GIẢN
I. YÊU CẦU
- Giới thiệu được tác giả
(vai trò vị trí trong nền văn học, đề tài sáng tác, phong cách sáng tác).
- Giới thiệu được tác phẩm
(có thể là năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm).
- Giới thiệu nội dung khái
quát của văn bản
- Giới thiệu được VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN (nội dung tác phẩm hoặc đoạn trích, khái quát phẩm chất của nhân vật…). Những vấn đề nghị luận văn học thường gặp:
+ Tác phẩm văn học. Ví dụ:
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Cảm nhận về tình cha con qua truyện
ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng => Nếu gặp những dạng đề như thế
này, thì vấn đề nghị luận là NỘI DUNG KHÁI QUÁT CỦA TÁC PHẨM.
+ Nhân vật văn học/ nhân
vật trữ tình. Ví dụ: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long... Hình ảnh anh bộ độ cụ Hồ thời đánh Pháp qua bài
thơ “Đồng chí” của Chính Hữu… Nếu gặp những dạng đề như thế này, thì vấn đề nghị
luận là ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CÁCH NỔI BẬT CỦA NHÂN VẬT.
+ Nếu là đoạn trích/đoạn
thơ thì phải giới thiệu được khái quát nội dung của đoạn trích/đoạn thơ đó. Nếu
là một đoạn thơ ngắn, thì em nên trích dẫn ra.
+ Nếu là chi tiết nghệ
thuật. Ví dụ: Chi tiết “chiếc bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ thì phải giới thiệu được chi tiết được đó ở trong phần mở bài.
+ Nếu là một nhận định. Ví dụ: Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc
của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. => Phải giới thiệu được nhận định ở
phần mở bài.
Lưu ý: Mở bài không
nên viết dài dòng, chỉ cần từ 4 – 6 câu. Không cần giới thiệu năm sinh năm
mất, quê quán của tác giả (làm sao nhớ nổi và không chuyên nghiệp)
II. CÁCH VIẾT
- Câu 1: Vị trí, và trò của tác giả trong nền văn học/ trong lòng độc giả ;
- Câu 2: Phong cách sáng tác, đề tài sáng tác (Có thể không cần câu này) ;
- Câu 3: Giới thiệu về tác phẩm;
- Câu 4 : Giới thiệu nội dung khái quát của tác phẩm (Có thể không cần)
- Câu 5: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Ví dụ 1: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp (1). Thơ ông chủ yếu viết về
người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén (2). Ra đời năm 1948, “Đồng chí” là một trong những tác phẩm
tiêu biểu nhất của Chính Hữu (3).
Bài thơ ngợi ca tình đồng chí, đồng đội thiêng
liêng, gắn bó thời kì đầu cuộc kháng chiến (5).
Ví dụ 2: Cảm nhận về nhân vật ông
Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng.
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ (1).
Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh
và sau hòa bình (2). Ra đời
năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc
lược ngà” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng (3). Truyện ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những
người cán bộ cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến
tranh (4). Cũng như bé
Thu, nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng (5).
ĐÂY LÀ NHỮNG THÔNG TIN CÓ THỂ DÙNG ĐỂ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ RẤT HAY