MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Dàn ý điều mới mẻ và lời nhắn nhủ trong bài thơ Ánh trăng

Đề bài: Nguyễn Đình Thi từng quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12 -13).

Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻlời nhắn nhủ mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn góp vào đời sống.

DÀN Ý THAM KHẢO

- Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần đáp ứng các yêu cầu sau:

I. Mở bài

- Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của các tác giả. Cho nên đến với mỗi tác phẩm văn học người đọc không chỉ thấy được bức tranh hiện thực mà còn thấy tâm tư, tình cảm, thấy những điều nhà văn muốn nói, muốn gửi tới bạn đọc.

- Vì thế nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: “Tác phẩm…chung quanh”

Với nhận định này nhà văn muốn khẳng định vai trò của chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật.

- Soi vào Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy ta thấy nhận định ấy thật đúng.

Dàn ý điều mới mẻ và lời nhắn nhủ trong bài thơ Ánh trăng
Dàn ý điều mới mẻ và lời nhắn nhủ trong bài thơ Ánh trăng

II. Thân bài

1. Giải thích

- Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống.

- Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ sĩ muốn gửi đến bạn đọc thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình.

Thông điệp ấy gắn với chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật

2. Phân tích, chứng minh: Điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua Ánh trăng (4,0 điểm)

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm)

+ Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bỉ sau năm 1975.

+ Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang đến điều mới mẻ, vừa là lời nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của con người.

- Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng (2,0 điểm)

Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay, nhưng Nguyễn Duy vẫn có những cảm nhận và cách thể hiện riêng.

+ Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nội dung:

Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của thiên nhiên, theo nhân vật trữ tình từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở rừng. Vì thế, trăng còn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà tươi đẹp, của nghĩa tình thắm thiết, đằm sâu với quê hương, đồng đội, bạn bè.

Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan hệ đa chiều với nhân vật trữ tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình huống Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẻ đẹp khác đáng trân trọng của trăng: thuỷ chung, bao dung mà nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con người.

+ Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà vẫn chứa chất triết lý sâu xa; hình ảnh thơ đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất tự sự với tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được tình huống bất ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ...

- Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ (1,5 điểm):

+ Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ, cần phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín đáo và tinh tế.

+ Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút “giật mình”, nghĩa là trạng thái thức tỉnh của lương tâm, soi lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hoàn thiện. Nếu không có những phút giật mình như thế, con người ta rất dễ đánh mất chính mình, phản bội lại quá khứ ân tình, ân nghĩa.

3. Đánh giá (0,5 điểm)

- Chính những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật, chính thông điệp giàu tính nhân văn đã làm nên sức sống của bài thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Duy. Đó đồng thời là bản chất của sáng tạo nghệ thuật, là yêu cầu đối với mỗi người nghệ sĩ (bài học về sáng tạo).

- Bài thơ không phải là một sản phẩm của triết lý khô khan, lời nhắn nhủ phải được thể hiện với tính nghệ thuật mới có khả năng lay động. Điều đó cũng đòi hỏi độc giả phải là người đồng sáng tạo để cảm nhận được những thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi tới (bài học về tiếp nhận).

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy nghĩ của bản thân

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo