MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Dàn ý đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Đề bài: Khi nói đến đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), có người nói rằng: “Đoạn trích là bài ca bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt”. Theo em, điều đó được thể hiện như thế nào qua nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

Dàn ý bài chi tiết

I. Mở bài:

- Dẫn dắt một câu thơ nào đó để làm toát lên vẻ đẹp trong văn của nhà văn Nguyên Hồng hoặc có thể giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng.

- Dẫn dắt vấn đề: Đoạn trích là bài ca bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Bài ca bất tử là bài hát sống mãi trong lòng khán giả, không bao giờ bị khán giả quên đi, có giá trị nghệ thuật, gia trị tinh thần to lớn.

- Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt là tình cảm mẹ con sâu nặng, vững bền, trường tồn cùng thời gian.

=> Đoạn trích Trong lòng mẹ ngợi ca tình cảm mẫu tử sâu nặng, trường tồn cùng bao thế hệ bạn đọc

Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca bất tử về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

2. Tóm tắt một cách ngắn gọn hoàn cảnh của bé Hồng và nhắc lại tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.

- Tuổi thơ của Hồng bất hạnh, mồ côi cha, mẹ chú bắt đắc dĩ phải tha hương cầu thực. Chú sống trong sự thiếu thốn tình cảm và không có sự chăm chút, che chở của cha mẹ.

- Đáng thương thêm, chú phải sống với người cô cay nghiệt, hẹp bụng. Người cô ấy luôn gây tổn thương cho chú bằng cách gièm pha, nói xấu mẹ chú, tìm cách để chú ruồng rẫy, khinh miệt mẹ mình.  Người cô này còn thiếu tử tế ở chỗ luôn vờ quan tâm hỏi han về mẹ Hồng, để gieo rắc sự hoài nghi của Hồng với mẹ.

- Trong hoàn cảnh ấy, Hồng đã phải gắng sức chịu đựng, kìm nén. Song nỗi đau thương cho mình và cho mẹ vượt quá sự chịu đựng của đứa trẻ, chú đã phải khóc rất nhiều, nước mắt ngậm ngùi của đứa trẻ thầm vụng tủi cực “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

3. Chứng minh ý kiến

a. Bé Hồng, một trái tim thiết tha yêu thương: (Trong cuộc nói chuyện với người cô)

- Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

- Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn, phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm. Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”.

- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.

- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ: “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.

b. Bé Hồng – ngọn lửa không khi nào tắt đi trong trái tim khát khao hạnh phúc bên mẹ hiền

- Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ

- Trên đường đi học về, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.

- Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà. Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.

- Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.

- Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ, cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.

- Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

- Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi “bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.

=> Bé Hồng là hình ảnh một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim thương yêu sâu sắc, để lại ấn tượng xúc động trong lòng người đọc.

4. Mở rộng vấn đề (đánh giá vấn đề, phản đề, liên hệ - mở rộng).

- Đánh giá vấn đề: Khẳng định, tình mẫu tử sẽ mãi không bao giờ phai trong bé Hồng và đặc biệt hơn là sẽ không bao giờ mất đi trong những con người có trái tim bất tử.

- Liên hệ - mở rộng: bao gồm liên hệ bản thân và liên hệ với các tác phẩm khác. Khi liên hệ bản thân: ta nên liên hệ với thực tế đời sống và với bản thân mình rồi đưa ra những việc làm tốt (những việc làm trái ngược thì đã có ở mục phản đề, nếu không viết mục phản đề thì nên lướt qua). Khi liên hệ với các tác phẩm khác: liên hệ với những tác phẩm có chung chủ đề và nêu nổi vật những điểm chung của các tác phẩm rồi đánh giá, nhận xét vấn đề chứng minh.

Lưu ý: Ngoài ra, ta có thể nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện và đánh giá giọng văn của nhà văn Nguyên Hồng để khẳng định: trong văn ông luôn có tình người ...

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề theo hướng mở rộng của bản thân (trải nghiệm kiến thức bản thân) 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo