MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Dàn ý Kể lại một lần trót xem nhật kí của bạn

1. Mở bài:

- Ai cũng đã từng mắc sai lầm.

- Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

Kể lại một lần xem trộm nhật kí của bạn

Kể lại một lần xem trộm nhật kí của bạn

2. Thân bài:

a. Sự việc mở đầu:

- Thời gian, không gian xảy ra sự việc:

+ Có thể là thời gian tương đối: một ngày nọ, một dịp kia…

+ Không gian: đến nhà bạn chơi, trên đường đi học về…

+ Nguyên nhân: bạn để trên bàn, cầm hộ cặp cho bạn – cuốn nhật kí rơi…

b. Diễn biến

- Cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

- Một số việc trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn, Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò, suy nghĩ của bạn về các mối quan hệ với mọi người (có thể trong đó có mình), những lý giải của bạn về các việc bạn làm…

- Những suy nghĩ của mình khi đọc nhật kí của bạn:

+ Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều

+ Tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình

+ Thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

c. Kết thúc

- Bị bạn phát hiện và cách ứng xử của bạn lúc bấy giờ (giận dữ, trách móc…). Phản ứng của bản thân (bỏ về hay thanh minh)

- Cách làm lành với bạn. Qua đó bạn bè hiểu nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.

3. Kết bài:

- Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.

- Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

Bài viết tham khảo: https://www.nguvanthcs.com/2021/05/ke-lai-mot-lan-trot-xem-nhat-ki-cua-ban.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo