Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
I. Mở bài
Cách 1: Gián tiếp (Giới thiệu chủ đề/ đề tài – Tác giả
và tác phẩm – Nội dung cần nghị luận (nội dung chính của văn bản)
- Bác
Hồ, tên gọi thân yêu vang âm trong trái tim bao người, đã trở thành cảm hứng
cho biết bao thi sĩ. Đó là “Đêm nay Bác
không ngủ” của Minh Huệ, “Người đi
tìm hình của nước” của Chế Lan Viên....
- Ra
đời vào tháng 4/1976, “Viếng lăng Bác”
của Viễn Phương đã làm phong phú thêm đề tài thơ về Bác.
- Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả ra viếng lăng Bác.
Cách 2: Trực tiếp (Giới thiệu tác giả: vai trò, vị trí
trong nền văn học VN, phong cách sáng tác – Giới thiệu tác phẩm: năm sáng tác, hoàn
cảnh sáng tác… - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nội dung chính của văn bản)
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê
tỉnh An Giang. Ông là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải
phóng ở miền Nam. Thơ ông giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt.
- Ra đời vào tháng 4-1976 khi tác giả ra thăm miền
Bắc, vào thăm lăng Bác, “Viếng lăng Bác”
là tác phẩm tiêu biểu của Viễn Phương. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng,
thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả ra viếng
lăng Bác.
II. Phân tích
1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác (khổ 1)
-
Câu thơ mở đầu như một lời kể:
“Con
ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
-
Viễn Phương xưng “con” và gọi “Bác”. Cách xưng hô này thật gần gũi, ấm áp tình
thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả
tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
-
Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”. “Viếng” là đến chia buồn với
thân nhân người đã mất. Còn “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống.
Cách nói giảm, nói tránh như vậy nhằm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Khẳng
định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
-
Cái hay của khổ thơ không chỉ ở từ ngữ bình dị mà còn ở hình ảnh cây tre vô
cùng thân thuộc:
“Đã thấy
trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre
xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa
sa, đứng thẳng hàng.”
+ Ấn
tượng đầu tiên với nhà thơ khi đến bên lăng Bác là hình ảnh “hàng tre”, hình
ảnh tượng trưng cho làng quê, cho con người Việt Nam: giản dị, thân thuộc nhưng
kiên cường, bất khuất…
+
Tác giả bật lên một tiếng “Ôi!” vừa đầy thương cảm vừa mang vẻ tự hào. Thương
cảm vì dân tộc ta phải trải qua bao nhiêu “bão táp mưa sa”- bốn nghìn băn lịch
sử chống ngoại xâm với bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu đã đổ xuống. Tự hào
vì tre vẫn “đứng thẳng hàng” như người Việt ta vẫn kiên cường, bất khuất trước
mọi gian lao, thử thách.
=>
Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành,
thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
2. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng
Bác (khổ 2)
-
Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình
khi đứng trước lăng Bác:
Ngày ngày mặt
trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ.
+
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên
tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử,
vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng.
+
Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình
ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng vĩ đại, vĩnh hằng, nguồn ánh
sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
+ Ví
Bác như mặt trời một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối
với các thế hệ con người Việt Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc
Việt Nam khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng
như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.
-
Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo
và để lại nhiều ấn tượng:
Ngày ngày
dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa
dâng bảy mươi chín mùa xuân.
+
Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ, diễn tả
cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con
người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước
đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác.
+
Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và
sáng tạo: “tràng hoa”. “Tràng hoa” là ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng
viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận
đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận dâng
lên “bảy mươi chín mùa xuân” – 79 năm cuộc đời của Người.
->
Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng ngợi ca, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của
nhân dân đối với Bác Hồ.
3.
Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng (khổ 3)
“Bác nằm
trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
-
Vào trong lăng, cảm nhận đầu tiên về không gian trong lăng là sự yên tĩnh,
trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đứng
trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa
vầng trăng sáng dịu hiền.
-
Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim”
+
“Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình thiên nhiên mà
chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại vĩnh hằng.
+
Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non
sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Người đã hòa vào trời cao, nhập vào
từng thước đất của tổ quốc. Cũng như hình ảnh “mặt trời”, hình ảnh “trời xanh”
nhằm ca ngợi sự vĩ đại, bất diệt của Bác.
-
Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc
khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
+
“Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác
giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất
nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà
của cả triệu trái tim con người Việt Nam.
=>
Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là
nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
4.
Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác (khổ 4)
-
Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác
thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác:
“Mai
về miền Nam thương trào nước mắt”.
Câu
thơ như một lời giã biệt. Từ “thương trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,
luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.
-
Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc
phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân,
hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới
của Người:
Muốn làm con
chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa
hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây
tre trung hiếu chốn này.
+
Điệp ngữ “muốn làm” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.
+
Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác,
thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.
+
Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng
tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự
trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người
đã đưa đường chỉ lối.
5.
Nghệ thuật
- Bài
thơ có giọng điệu phù hợp với tâm trạng của nhà thơ và mọi người khi vào lăng
viếng Bác. Thể thơ tám có cách gieo vần khá linh hoạt. Nhịp thơ chậm rãi, diễn
tả sự trang nghiêm và cảm xúc thành kính.
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo. Nhà thơ kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: “mặt trời trong lăng”, “tràng hoa”, “trời xanh”, “vầng trăng” vừa quen thuộc, gần gũi, vừa trang nghiêm, sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm rất lớn.
III. Kết bài
Viếng lăng Bác là một bài thơ hay bởi nó được tạo
nên
từ những cảm xúc, rung động chân thành của trái tim nhà thơ,
đồng
thời cũng là tiếng lòng của tất cả chúng ta.
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.