ĐỀ
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG
THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG – NAM ĐỊNH
NĂM
2020 - 2021
Môn:
NGỮ VĂN
Ngày
thi: 08/07/2020
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. TIẾNG VIỆT (2,0
điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Tìm
và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
a) Ôi kì lạ và thiêng
liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).
b) Cuối năm thể nào mợ
cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
c) Lão không hiểu tôi,
tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
d) - Vâng bà để mặc em
... (Kim Lân)
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ
ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc câu được sử dụng trong đoạn văn sau:
Để cây cối không hóa thạch
mãi trong những câu ca dao hay truyện cổ, con người phải tiếp tục trồng cây. Trồng
cây thị cho người sau còn yêu cô Tấm. Trồng khóm tre ngà cho truyện Thánh Gióng
âm ỉ nuôi lòng yêu nước trong mỗi con người. Trồng cây quế, cây cau, dây trầu
cho cổ tích nối dài vào đời sống hiện đại. Cho cổ tích còn cơ hội nuôi dưỡng mầm
thiện trong mỗi người... cho những hoang vu khô cằn không có cơ hội ám ảnh đời
người.
(Theo Sống như
cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016)
PHẦN II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
(2,5 điểm)
Đọc văn bản sau và thực
hiện các yêu cầu:
Một gia đình nọ mới dọn đến
ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà
hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt
lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch
hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình
phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi
sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với
mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi".
Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
(Phỏng theo Nhìn
qua khung cửa sổ, goctamhon.com)
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm).
Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của
nhân vật.
Câu 3 (1,0 điểm).
Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý
nghĩa gì?
PHẦN III. LÀM VĂN (5,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Từ
nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy
và một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi
cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.
Câu 2 (4,0 điểm). Mỗi
tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả. Em hãy cảm
nhận đoạn thơ sau, từ đó rút ra những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm tới
bạn đọc:
Thình
lình đèn điện tắt
phòng
buyn - đinh tối om
vội
bật tung cửa sổ
đột
ngột vầng trăng tròn
Ngửa
mặt lên nhìn mặt
có
cái gì rưng rưng
như
là đồng là bể
như
là sông là rừng
Trăng
cứ tròn vành vạnh
kể
chi người vô tình
ánh
trăng im phăng phắc
đủ
cho ta giật mình…
(Theo
SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
--------
Hết--------
Phần I. Tiếng Việt
Câu 1. Thành phần biệt lập
a) - bếp lửa: phụ chú
b) thế nào: tình thái
c) tôi nghĩ vậy: phụ chú
d) Vâng: gọi đáp
Câu 2: biện pháp điệp cấu
trúc "Trồng .... cho..." có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng cho người
đọc vào việc "trồng cây" trong những câu ca dao hay truyện cổ ở câu đầu
tiên của đoạn văn.
Phần II. Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm) Phương
thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự
Câu 2 (1,0 điểm).
- Cậu bé quan sát tấm vải
qua khung cửa sổ, thấy tấm vải màu đen sạm và kết luận người chủ tấm vải bẩn thỉu,
không biết cách giặt giũ... => cậu là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét
thế giới quanh mình. Thậm chí cậu còn nghĩ tới cả giải pháp giúp người khác
thay đổi. Đấy là điểm tích cực ở cậu.
- Tuy nhiên, đến một
ngày, cậu bé thấy tấm vải trắng sáng và cậu bé thay đổi cách nghĩ về người chủ
của nó => cậu có cái nhìn chủ quan, đầy định kiến của mình.
Câu 3 (1,0 điểm). Lời đáp
của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" là một
lời giải đáp, giải thích điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ
của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé.
=> Ý nghĩa mà câu nói của
mẹ muốn truyền đạt cho người con: Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước
phẩm chất cái nhìn của ta. Ta xuất phát từ động cơ gì, từ thiện chí ra sao đối
với người khác. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như vội vàng đánh
giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình.
Phần III. Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần
nghị luận: sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.
Trong cuộc sống mỗi người
đều có một cách nhìn khác nhau trong bất cứ sự vật sự việc nào, nhưng nếu có một
cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực thì sự chuyển biến luôn theo hướng tốt
hơn với bạn.
Hoặc
Sự khác biệt giữa người
có thái độ sống tích cực với người có thái độ sống tiêu cực biểu hiện rất rõ
trong cách cư xử thường nhật.
Bàn luận vấn đề
- Giải thích: Sự thay đổi
cách nhìn cuộc sống theo hướng thích tích cực chính là cách chúng ta rèn luyện
một thái độ sống tích cực, luôn giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một niềm
tin vào cuộc sống tương lai.
- Đây là cái nhìn đúng đắn
về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản
thân với gia đình và xã hội.
- Khi đối mặt với khó
khăn luôn nghĩ cách tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề
- Tạo dựng được thái độ sống
tích cực sẽ giúp ta có được phẩm chất đáng quý của con người, một lối sống đẹp.
- Giá trị mà thái độ sống
tích cực mang lại.
+ Người biết thay đổi
cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc
sống cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực,
trí tuệ, lối sống của mình.
+ Xây dựng những giá trị
tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống
của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự
vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành
động: Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng
lòng tự tin, ý thức tự chủ.
Câu 2.
Gợi ý:
Mở bài: Trích dẫn câu nói
và đoạn trích
Thân bài:
* Con người gặp lại vầng
trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: mất điện,
phòng tối om.
+ “Vội bật tung”: vội
vàng, khẩn trương đi tìm nguồn sáng
-> Phép đảo ngữ từ láy
“thình lình”, “đột ngột" được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ
là mất điện.
+ Ngay lúc đó trăng hiện
ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.
=> Sự xuất hiện bất ngờ
của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm
nghĩa tình.
* Cảm xúc của tác giả về
trăng với con người:
- Tâm trạng, cử chỉ của
con người khi đối diện với vầng trăng
+ Tư thế “ngửa mặt lên
nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
+ Phép nhân hóa, từ mặt
thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là
quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp
ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm
ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
=> Cảm xúc chừng như
nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức.
+ Trăng tròn đầy vành vạnh
có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên
vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
+ Trăng còn được nhân hóa
“kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
+ Trăng tròn vành vạnh -
con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình.
=> Câu thơ cuối mang ý
nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng
trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương
tâm.
Kết bài: Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ.