ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2016 – 2017
Câu 1 (2, 0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu
cầu ở dưới:
“(1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh
nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa
tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (6) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc
động.”
(Nguyễn Quang
Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)
a. Xác định những từ láy được sử dụng trong đoạn
văn.
b. Chỉ ra câu văn chứa thành phần khởi ngữ.
c. Xác định phép liên
kết giữa câu thứ (4) và câu thứ (5).
d. Xác định phương thức
biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2 (3,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày
suy nghĩ của mình về tác hại của sự thiếu trung thực trong thi cử.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện
ngắn Làng của Kim Lân.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ
vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc
thấp hơn.
- Chỉ cho điểm tối đa khi học
sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu |
Yêu cầu
về kĩ năng và kiến thức |
Điểm |
1 |
a. Từ láy: ngơ
ngác, lạ lùng. |
0,5 |
b. Câu văn chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”. |
0,5 |
|
c. Phép liên kết: phép thế. |
0,5 |
|
d. Phương thức biểu đạt chính: phương thức tự
sự. |
0,5 |
|
2 |
1. Yêu
cầu về kĩ năng: - Biết cách viết một bài văn nghị
luận xã hội ngắn (đảm bảo độ dài theo yêu cầu). - Đảm bảo ý và
khai triển tốt; diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi dùng từ, đặt câu. |
|
2.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh
có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu
cầu sau: |
|
|
- Đánh giá chung về thực trạng của vấn đề. [Thiếu trung thực là làm những điều gian dối,
khuất tất. Thiếu trung thực trong thi cử là quay cóp, xem tài liệu,
trao đổi…Thực trạng này diễn ra ở những bài kiểm tra ở trên lớp,
ở những kỳ thi…] |
0,5 |
|
- Tác hại của việc thiếu trung thực trong thi
cử. [Hình thành thói quen, tính cách xấu trong con
người; đánh giá không đúng thực lực của mỗi người, tạo ra những
lỗ hổng về kiến thức; đào tạo ra những con người không có tài;
làm giảm sút niềm tin vào sự công bằng trong thi cử, trong công tác
giáo dục; ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội…] |
2,0 |
|
- Bài học nhận thức và
hành động. [Bản thân luôn có ý thức học tập
nghiêm túc, trung thực trong thi cử; gia đình cần quan tâm đến việc
học của con cái; quản lý nghiêm công tác thi cử, tạo sự công bằng
cho mỗi người…] Lưu ý:
Phần trong […] chỉ mang tính gợi ý |
0,5 |
|
3 |
1. Yêu
cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý; hình
thành và khai triển ý tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi về chính tả,
dùng từ, đặt câu. 2.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh
có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các
yêu cầu sau: |
|
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
và nhân vật ông Hai - nhân vật chính của tác phẩm, một trong những
nhân vật thành công nhất của văn học thời kì chống Pháp. |
0,5 |
|
b. Trình bày cụ thể những cảm nhận
về nhân vật ông Hai: - Nét nổi bật
của nhân vật ông Hai là tình yêu làng tha thiết. Thể hiện: |
|
|
+ Luôn yêu mến, tự hào, “khoe” về cái làng
Dầu của mình… |
0,75 |
|
+ Khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai sững sờ,
nghẹn ngào, vô cùng đau khổ, không muốn đi đâu, không muốn gặp ai… |
0,75 |
|
+ Khi tin đồn được cải chính thì ông lại rạng
rỡ, lại hào hứng kể chuyện về làng của mình... |
0,75 |
|
- Tình yêu làng mãnh liệt gắn bó, hòa quyện với lòng yêu nước, nhiệt tình
kháng chiến: khi nghe tin làng theo
giặc, mặc dù rất yêu cái làng của mình nhưng ông dứt khoát
lựa chọn không theo Tây, không chịu quay về làng. … |
0,75 |
|
- Nhân vật ông Hai đã được khắc họa qua những
đặc sắc nghệ thuật: |
|
|
+ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống gay
cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. |
0,5 |
|
+ Tác giả miêu tả sinh động diễn biến tâm
trạng nhân vật qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ; qua các hình thức
trần thuật (đối thoại, độc thoại)… |
0,5 |
|
c. Đánh giá chung về ý
nghĩa nhân vật và những thành công của tác giả. |
0,5 |