UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời
gian giao đề (Đề thi gồm có 02 trang) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0
điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Bắt nạt trực tuyến đã và đang là vấn đề mới tại rất nhiều nước
trong đó có Việt Nam. Hình thức bắt nạt nguy hiểm này không chỉ tác động đến mối
quan hệ xã hội, học tập, làm tổn thương sâu sắc tới tinh thần, sức khỏe mà thậm
chí có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Thanh thiếu niên – lứa tuổi tiếp xúc nhiều với mạng Internet
và các thiết bị điện tử thường là nạn nhân chủ yếu của bắt nạt trực tuyến. Một
người không được ưa nhìn cho lắm hay không vừa mắt ai đó hoặc có điều kiện tốt
hơn người khác cũng trở thành mục tiêu bị bắt nạt trên mạng. Các em
thường ít chia sẻ việc mình bị bắt nạt, cũng như cảm thấy chán nản, tức giận,
buồn bã, lo sợ khi phải đối mặt với kẻ bắt nạt mình.
Tại Việt Nam, bắt nạt trực tuyến đã xảy ra nhiều nơi và để lại hậu quả nghiêm trọng và những vụ tự sát thương đáng báo động. Tuy nhiên chỉ cần áp dụng các biện pháp phòng chống việc bắt nạt qua mạng sẽ làm giảm những tác động tiêu cực. Người sử dụng Internet cần phải bảo vệ mật khẩu, chặn tin nhắn của kẻ bắt nạt, lưu lại bằng chứng không trả thù hoặc đáp lại kẻ bắt nạt. Đồng thời, hãy thông báo cho bố mẹ hoặc ai đáng tin cậy, nhà cung cấp dịch vụ, thầy cô giáo ở trường, gọi đường dây trợ giúp trẻ em số 18001567 (của Cục Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em)
(Trích Bắt
nạt trực tuyến, những thách thức trong thời kì online, Ngọc Huyền,
songmoi.vn, 21/08/2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra
phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác
giả, việc bị bắt nạt trực tuyến gây ra những hậu quả gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại
sao nạn nhân thường ít chia sẻ về việc mình bị bắt nạt trực tuyến?
Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với những biện pháp
phòng chống việc bắt nạt trực tuyến: Người
sử dụng Internet cần phải bảo vệ mật khẩu, chặn tin nhắn của kẻ bắt nạt, lưu lại
bằng chứng không trả thù hoặc đáp lại kẻ bắt
nạt. Đồng thời, hãy thông báo cho bố mẹ hoặc ai đáng tin cậy, nhà cung cấp dịch
vụ, thầy cô giáo ở trường, gọi đường dây trợ giúp trẻ em không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0
điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội
dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) chia sẻ
về những việc mỗi người cần làm để vượt qua nỗi sợ hãi khi bị bắt nạt trực tuyến.
Câu 2
(5,0 điểm)
Cảm nhận của
em về đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Trích “Bếp lửa”, Bằng Việt,
SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam 2018)
--------------------HẾT-------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ, tên thí sinh…………………………………………………..SBD……………………