Điển tích Đôi cánh Icarus: Icarus là con của nghệ nhân Hy Lạp tài ba, Daedalus, một nhà phát minh điêu luyện. Năng lực sáng tạo của Daedalus vượt xa người thường. Ví dụ như, ông có thể thiết kế những pho tượng giống thật đến nỗi chúng sẽ đổ mồ hôi dưới ánh mặt trời nóng bỏng. Daedalus cũng chính là tác giả của mê cung Labyrinth dùng để nhốt con quái vật Minotaur trong truyền thuyết. Với các hành lang mê hoặc không đầu không cuối, Labyrinth phức tạp đến nỗi bất cứ ai lọt vào đây cũng đừng mong thoát nổi.
Hài lòng với sáng chế của
mình, Daedalus trang bị cho con trai Icarus một đôi cánh tương tự. Trước khi cất
cánh bay khỏi mê cung Labyrinth, ông dặn con rằng phải vô cùng thận trọng với
đôi cánh này. Cả hai không được bay quá thấp vì hơi nước ở biển sẽ khiến những
chiếc lông bị ướt, nhưng họ cũng không được bay quá cao, vì ánh mặt trời nóng bỏng
sẽ làm sáp ong bị chảy. Cậu bé Icarus theo cha thoát khỏi Labyrinth, bay qua những
hòn đảo Samos, Delos và Lebynthos. Nhưng càng bay, Icarus càng yêu thích và
choáng ngợp trước những cảnh tượng mình thấy, bởi vì bấy lâu nay, cậu vẫn nghĩ
rằng chỉ có các vị Thần là có thể bay được.
Quên mất lời dặn của cha,
Icarus đã hào hứng đuổi theo vị Thần mặt trời Helios, người đang đánh cỗ xe ngựa
nóng rực băng qua khoảng không. Thế là sáp ong trên đôi cánh của Icarus bắt đầu
tan chảy. Bừng tỉnh khi đã quá muộn, Icarus rơi thẳng từ trên bầu trời xuống dưới
biển trước cái nhìn bất lực của Daedalus. Dù than khóc tiếc nuối cho số phận của
con trai, Daedalus vẫn không còn cách nào khác là phải tiếp tục cuộc hành
trình.
Cuối cùng, người nghệ
nhân dừng chân tại Sicily, Ý, một đảo thuộc biển Địa Trung Hải ngày nay. Tại
đó, Daedalus xây dựng một ngôi đền thờ Thần ánh sáng Apollo, và để lại đôi cánh
mà ông tạo ra tại đây như một cống phẩm tới các vị Thần trên đỉnh Olympus.
Ngày nay "đôi cánh Icarus" thường được dùng để chỉ những người có tham vọng quá lớn, vượt quá khả năng của bản thân.