Vân
xem trang trọng khác vời
KHUÔN
TRĂNG đầy đặn, NÉT NGÀI nở nang
(Câu 19 và 20,
nhan sắc Thuý Vân)
Cổ tướng thư nói: “Diện
như mãn nguyệt, mi nhược ngọa tàm”; nghĩa là mặt như trăng tròn, lông mày như
con tằm nằm ngang. Đấy là một cách tả ước lệ của người xưa về vẻ đoan trang của
người phụ nữ.
Cũng sách Cổ tướng thư
còn ghi: “Diện như mãn nguyệt, thanh tú nhi thần thái xạ nhân giả vi chi chiêu
hà chí diện, nam chủ công hầu tướng, nữ chủ hậu phi phu nhân”. (Mặt như trăng rằm
thanh tú, tinh thần rực rỡ sáng sủa gọi là mặt của ráng trời buổi sớm, con trai
công hầu, con gái hậu phi, phu nhân).
Người phụ nữ được cái tướng
như thế là tốt, đoan trang hiền thục mà lại phúc hậu; có thể yên tâm là có một
cuộc đời an nhàn. Vạn nhất, nếu sống trong một xã hội tao loạn, có vì gia biến
hay một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà phải lưu lạc bèo dạt hoa trôi thì cũng chỉ
là nhất thời mà thôi. Và cuộc sống cũng không quá lao đao lận đận như phần đông
ca nhi, kỹ nữ khác.
Khách làng chơi văn mặc
thảy đều tỏ ý tiếc cho nàng. Ai ai cũng nghĩ có lẽ nàng xuất thân con nhà đường
hoàng nhưng vì một hoàn cảnh gì đó mà phải đem thân vào chốn kỹ viện. Do đó,
tuy là ký nữ nhưng Lý Sư Sư rất được khách hào hoa tôn trọng.
Tiếng tăm nàng thấu đến
tai Huy Tông hoàng đế khiến nhà vua trẻ tuổi, đa tình này cùng háo hức muốn gặp
nàng. Một hôm Huy Tông Hoàng đế cải dạng thường dân đến kỹ viện tìm nàng.
Lần đầu tiên gặp gỡ, Huy
Tông cứ nghĩ rằng Lý Sư Sư cũng chỉ là một kỹ nữ như bao nhiêu kỹ nữ khác nên
Hoàng đế tỏ ra suồng sã với nàng. Lý Sư Sư liền bỏ đi, không tiếp. Nhà vua cho
thị vệ chạy theo rỉ tai nàng, báo cho nàng biết ông chính là đương kim Hoàng đế.
Dù biết là Hoàng đế nhưng Lý Sư Sư cũng mặc, nhất định không thèm tiếp một người
thô tục, có cử chỉ khiếm nhã. Tống Huy Tông Hoàng đế đành phải chịu thua kỹ nữ
Lý Sư Sư và ra về.
Về sau, nhà vua phải mất
một thời gian khá lâu dài mới chinh phục lại được cảm tình của nàng kỹ nữ họ Lý
ấy. Rồi nhà vua cho triệu nàng vào cung.
Khi nhà Tống bị Mông Cổ
xâm lăng, tướng Mông Cổ cho đòi Lý Sư Sư đến hầu rượu, nàng cũng nhất định
không nghe. Để tránh bị ô nhục, Lý Sư Sư bẻ cây trâm cài đầu nuốt vào cổ để tự
tận...
(Theo Trần Phương Hồ, Điển tích trong Truyện Kiều, NXB Đồng Nai, 1996)