MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Điển tích Truyện Kiều: Má hồng | Hồng nhan bạc mệnh

Lạ gì bỉ sắc, tư phong

Trời xanh quen thói MÁ HỒNG đánh ghen

(Câu 5,6. mở đầu truyện Kiều)


“Phận HỒNG NHAN có mong manh

Nửa chừng xuân thoắt gãy cảnh thiên hương”

(Câu 65, 66. Vương Quan dẫn giải về Đạm Tiên)

“Phủ phàng chi bấy hóa công

Ngày xanh mòn mỏi, MÁ HỐNG phôi pha”

(Câu 85, 86. Kiều khóc Đạm Tiên)

Rằng: "HỒNG NHAN tự nghìn xưa

Cái điều BẠC MỆNH có chừa ai đâu".

(Câu 107, 108. Kiều trả lời Thuý Vân ở mộ Đạm Tiên)

“Tuồng chi là giông hôi tanh

Thân nghìn vàng để ô danh MÁ HỒNG”

(Câu 853, 854. Kiều nghĩ khi đã bị Mã Giám Sinh phá thân)

“SỐ còn nặng nợ MÁ ĐÀO

Người đà muốn quyết, trời nào đã cho”

(Câu 997, 998. Đạm Tiên nói với Kiều trong mơ)

“PHẬN sao BẠC chẳng vừa thôi

Khăng khăng buộc mãi lấy người HÁNG NHAN”

(Câu 1763, 1764. Kiều than thở khi ở nhà Hoạn bà)

Rằng: “Nàng chút phận HỒNG NHAN

Gặp cơn binh cách nhiễu nàn cũng thương”.

(Câu 2541, 2542. Hồ Tôn Hiến nói với Kiều)

“Bấy lâu nghe tiếng MÁ ĐÀO

Mắt xanh chẳng để ai vào phải không”.

(Câu 2181, 2182. Từ Hải hỏi Kiều)

“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận HÔNG NHAN đã đành”

(Câu 2659, 2660 Tam Hợp đạo cô nói với Giác Duyên)

“Nàng đà gieo ngọc trẫm châu

Sống Tiền Đường đó, ấy mồ HÔNG NHAN”

(Câu 2963, 2964. Kim và Vương được trả lời về Kiều).

“Còn chi là cái HỒNG NHAN

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào”,

(Câu 3101, 3102. Kiều nói với Kim Trọng)

“Canh khuya bức gấm rũ thao

Dưới đèn tỏ rạng, MÁ ĐÀO thêm xuân”.

(Câu 3141, 3142. Kim Kiều hội ngộ).

-----oOo-----

“Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên BẠC MỆNH nghĩ càng não nhân”.

(Câu 33, 34. Khúc đàn của Kiều)

“Đau đớn thay, phận đàn bà

Lời rằng BẠC MỆNH cũng là lời chung”.

(Câu 83, 84. Kiều tỏ lời thương xót Đạm Tiên)

“Anh hoa phát tiết ra ngoài

Ngàn năm BẠC MỆNH một đời tài hoa”.

(Câu 415, 416. Kiều tâm sự với Kim Trọng)

“Dù em nên vợ, nên chồng

Xót người MỆNH BẠC, ắt lòng chẳng quên”

(Câu 737, 738. Kiều cậy Thuý Vân gá nghĩa với Kim Trọng)

“Sinh rằng: “Thật có như lời

HỒNG NHAN BẠC MỆNH, một người nào vay”.

(Câu 1095, 1096. Thức Sinh bào chữa cho Kiều).

“Tiểu thư rằng: "Ý trong tờ

Rắp đem MỆNH BẠC xin nhờ cửa Không”.

(Câu 1909, 1910. Hoạn Thư nói với Thức Sinh)

“Thưa rằng: “BẠC MỆNH khúc này

Phổ vào đàn ấy, những ngày còn thơ”.

(Câu 2575, 2576. Kiều đàn dưới trướng Hồ Tôn Hiến).

“Cung cầm lựa những ngày xưa

Mà gương BẠC MỆNH bây giờ là đây”.

(Câu 2577, 2578. Kiều đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe).

Điển tích Má hồng
Điển tích Truyện Kiều: Má hồng

HỒNG NHAN, MÁ HỒNG, MÁ ĐÀO cùng một nghĩa để chỉ người phụ nữ có nhan sắc hơn đời.

MỆNH BẠC hay BẠC MỆNH là số phận mỏng manh, không được hưởng sự suông sẻ, hạnh phúc trong đời sống; thường gặp những điều bất trắc, khổ đau tột cùng...

Bạc mệnh thường đi chung với hồng nhan và đã trở thành một thành ngữ thông tục. Nhà thơ Tô Đông Pha đời Tông đã bảo “tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh” (Từ xưa khách má hồng thì phần nhiều là phận mỏng). Sách Tình sử cũng có câu “Tạo vật đố hồng nhan”; nghĩa là tạo hóa hay ghen ghét người đàn bà đẹp.

Hồng nhan mà để trở thành mệnh bạc thì không phải chí cần có sắc đẹp không thôi. Đẹp hơn người đã đành, nhưng phải là người thông minh, tài hoa, mẫn tiệp, đa tình... Nếu đẹp mà ngu, bất tài thì chả ai thèm nhìn đến; thế thì làm sao mang lấy kiếp bạc mệnh được. Cái lý bạc mệnh của hồng nhan là do sự thông tuệ tài tình nên mới gây thành sóng gió...

Theo luật “Tài mệnh tương đố” (Tài và mệnh đố kỵ nhau, người đàn bà có được ưu điểm ở phương diện này thì phải bí khuyết điểm ở phương diện khác (phong vu bỉ, sắc vu thử). Trong lịch sử những người đẹp trên thê gian này xưa nay, không biết bao nhiêu người sắc nước hương trời, tài hoa tuyệt diệu phải lâm vào cảnh bạc mệnh. Thế cuộc đời của những khách hồng nhan bạc mệnh như thế nào? Chết non yểu. Sớm góa bụa. Làm thân nàng hầu, lẽ mọn. Liễu ngõ hoa tưởng, thanh lâu kỹ viện, bèo dạt hoa trôi...

Tư sát chết thì có hai bà Nữ Anh và Nga Hoàng, vợ vua Thuấn; nàng Lục Châu ái thiếp của đại phú thương Thạch Sùng. Uống thuốc độc chết thì có Vương Chiêu Quân, Triệu Hợp Đức là Chiêu Nghi của Hán Thành Đế; Maryline Moonro nữ tài tử màn bạc Mỹ. Bị giết chết có Dương Quý Phi của vua Đường Huyền Tông; Triệu Phi Yến chánh cung của Hán Thành Đế; Yên Hậu vợ Tào Phi; Marie Antoinette hoàng hậu của vua Louis 16 nước Pháp. Chết vì sầu khổ triền miên thì có Tề Cẩm Vân, Hồng Hồng ca nữ, Vương Ấu Ngọc kỹ nữ. Bèo dạt hoa trôi thì có Lâm Tứ Nương, Ngư Huyền Cơ, Ngọc Đường Xuân. Làm thân tì thiếp thì có Điêu Thuyền đời Tam Quốc (một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc), Vương Triều Vân, Hồng Tuyến Nữ. Dâm đăng lăng loàn thì có Tề Văn Khương, Tây Thái hậu, Trương Lệ Hoa, Phan Kim Liên...

Các điển tích sau đây cho chúng ta thấy rõ kiếp bạc mệnh của người hồng nhan:

1. Tề Cẩm Vân, một kỹ nữ nhan sắc lại giỏi đàn hay thơ của kỹ viện giáo phường Kim Lăng đời Đường, Cẩm Vân có thể đàm luận văn chương với khách văn mặc suốt ngày không biết mệt.

Một ngày kia, nàng gặp nho sĩ Phú Xuân và hai người cảm nhau vì sắc, trọng nhau vì tài nên họ yêu nhau. Từ khi có Phú Xuân, Tề Cẩm Vân không còn thiết tiếp khách nào khác. Sau đó không lâu, chẳng may Phú Xuân lâm cơn gia biến bị hạ ngục. Tề Cẩm Vân bán hết tư trang của mình lây tiền nuôi Phú Xuân.

Về sau, Phú Xuân bị giải đi nơi khác; Tề Cẩm Vân tha thiết

xin được đi theo chàng. Tuy nhiên, Phú Xuân không nỡ để người yêu chịu liên lụy cái cảnh đi đày của mình nên chàng khuyên nàng nên ở lại. Cẩm Vân năn nỉ cách mấy thì Phú Xuân cũng vẫn khăng khăng từ chối. Người kỹ nữ chung tình ấy đành làm một bài thơ tứ tuyệt để tiễn biệt người yêu:

“Một nhắp men say vạn dặm tình

Có xuân nẫu ruột, não lòng oanh.

Nguyện đem hàng lệ làm mưa ấy,

Lưu giữ chàng, mai ở lại thành".

Phú Xuân bị đi đày, Tề Cẩm Vân ở lại. Từ đó chẳng những nàng không thèm trang điểm mà còn để tóc rối bù và bôi lọ lên mặt, lại đóng chặt cửa không ra ngoài. Không bao lâu nàng héo hon và chết trong cô quạnh...

2. Thời Bảo Lịch nhà Đường, tại Kinh đô Tràng An xuất hiện một cô gái rất đẹp nhưng nghèo hèn, ăn mặc rách rưới ôm đàn tì bà đi hát rong xin tiền độ nhật. Không ai biết cô gái ây xuất thân từ đâu. Nàng mưu sinh bằng nghề hát rong nhưng ai cho tiền hay không cho cũng được, chẳng bao giờ tỏ ý phiền trách ai.

Trong đám khách văn mặc của kinh thành, có vị Tiến sĩ trẻ tên Vi Thanh để ý đến nàng. Vi Thanh tìm cách làm quen với nàng nhưng lần nào cũng bị lãnh đạm, thờ ơ. Vị Tiến sĩ hào hoa vẫn không nản mà càng cố công theo đuổi. Rồi một ngày kia chàng được toại nguyện: hai người đã quen nhau, và chàng được biết nàng tên là Hồng Hồng.

Vi Thanh mến giọng ca thiên phú của Hồng Hồng. Còn Hồng Hồng thì kính phục tài hoa và sự đứng đắn của Vi Thanh nên dần dần cả hai trở thành đôi bạn thân. Với tài văn chương lỗi lạc của mình, Vi Thanh sáng tác nhiều ca khúc cho Hồng Hồng trình diễn, đưa nàng lên hàng ca nhi thượng thặng thời bấy giờ. Thế rồi hai người cùng yêu nhau tha thiết. Nhưng Vi Thanh tiếc tài hoa của người yêu đang thời kỳ phát triển nên chưa muốn lấy nàng làm vợ ngay. Chàng định để nàng phục vụ nghệ thuật thêm một thời gian nữa rồi chung sống với nhau cũng không muộn. Phần Hồng Hồng cũng muôn làm vợ Vi Thanh lắm, nhưng xét phận mình nên chưa dám hở môi.

Hồng Hồng ngày càng nổi tiếng khắp kinh đô Tràng An. Và tiếng tăm nàng đã thấu đến tai Hoàng Đế Bảo Lịch. Nhà vua cho mở một đại yến và cho đời Hồng Hồng vào cung biểu diễn. Vị Hoàng đế trẻ tuổi và đa tình vừa trống thấy Hồng Hồng là đã say mê nàng ngay. Thế là nhà vua ra lệnh cho nàng vào cung và phong cho nàng chức Khúc nương để chăm nom các điệu hát trong cung. Lệnh của vua ban ra nào ai dám cãi, nên đôi trai tài gái sắc Vi Thanh và Hồng Hồng đành phải xa nhau. Mỗi người đành phải nén nỗi đau thương trong lòng mình...

Vào cung, mặc dù được nhà vua yêu chiều quý trọng nhưng Hồng Hồng không thiết gì cả, lúc nào cũng ủ rũ u sầu vì thương nhớ người yêu. Mấy tháng trời trôi qua mà vua Bào Lịch vẫn không chạm được vào thân thể nàng. Tuy nhiên, nhà vua văn nhã này không dùng quyền uy tôi thượng của một quân vương mà ép buộc nàng. Ông vẫn kiên tâm chờ đợi...

Tháng ngày sầu khổ héo hon nên Hồng Hồng lâm bệnh. Bao nhiêu thuốc thang nhà vua cho đem đến, nàng đều không uống mà lẻn đổ đi. Rồi một ngày kia, sau một khúc ca cho vua thường thức, Hồng Hồng gục chết khi tuổi đời chưa được nửa chừng xuân.

Hồng Hồng chết, Vi Thanh từ quan và cất bước ngao du giang hồ...

-----oOo-----

3. Vào thời Ngũ Đại, Trung Quốc loạn lạc khắp nơi. Bấy giờ có nàng Triệu Kinh Nương là một giai nhân tuyệt sắc lại lắm tài hoa nên bị các anh hùng hào kiệt tranh qua cướp lại nhiều lần. Sau cùng nàng được người anh hùng Triệu Khuông Dẫn cứu thoát từ một nhà tù.

Trên đường trở về nhà, giữa một hoang thôn, Triệu Kinh Nương ngỏ ý muôn làm vợ Triệu Khuông Dẫn. Người anh hùng họ Triệu cười nói:

- Nàng họ Triệu và ta cũng họ Triệu, ta xem nàng như một cô em gái nhỏ mà thôi. Ta gặp nàng trong cảnh chìm nổi lênh đênh, động lòng trắc ẩn ra tay cứu nàng chớ không phải ta ham muôn nhan sắc diễm lệ của nàng đâu.

Khi về đến nhà, cha mẹ Triệu Kinh Nương cũng ngỏ ý gả nàng cho Triệu Khuông Dẫn để đền ơn đáp nghĩa, nhưng chàng Triệu nhất quyết chối từ. Chàng chỉ lưu lại nhà Triệu Kinh Nương mấy hôm rồi từ biệt ra đi.

Triệu Khuông Dẫn đi rồi, Triệu Kinh Nương quá đau khổ vì tình yêu của mình bị hắt hủi. Một tháng sau đó, Kinh Nương tự tử chết sau khi làm một bài thơ tứ tuyệt để lại cho người anh hùng Triệu Khuông Dẫn:

“Thiên phó hồng nhan bất ngộ thời

Thụ nhân lãng nhục, bị nhân khi

Kim tiêu nhất tứ thù công tử

Bí thử thanh danh thiên hạ tri".

(Trời cho sắc hồng nhan không đúng thời

Hết bị người làm nhục lại bị người hắt hỉu

Đếm nay xin được chết để tạ lòng công tử

Để tâm sự và thanh danh cho mọi người biết)

Về sau, khi Triệu Khuông Dẫn trở thành Tông Thái Tổ của nhà Tông, chợt nhớ đến Kinh Nương, Hoàng đế truy phong nàng là “Trinh nghĩa phu nhân” và cho lập miếu thờ tại địa phương.

-----oOo-----

4. Nàng Triệu Viên Viên người đất Tô Châu cuối đời nhà Minh, vừa đẹp vừa giỏi cầm kỳ thi họa. Đại thần Châu Bá Khuê mua nàng tiến dâng lên Sùng Trinh hoàng đế. Nhưng có thầy tướng số bảo rằng nếu cho Triệu Viên Viên nhập cung thì sẽ có tai họa cho Minh triều. Vì thê Sùng Trinh hoàng đế trả nàng cho Châu Bá Khuê để gửi về nguyên quán.

Sau đó Triệu Viên Viên được Đại Tướng Ngô Tam Quế cưới làm thiếp.

Năm SùngTrinh thứ 70, Tướng quân Lý Tự Thành nổi loạn, đem binh vậy hãm kinh đô nhà Minh. Sùng Trinh hoàng đế thắt cổ tự tử ở Môi Sơn. Lý Tự Thành tự lập làm vua, xưng là Đại Thuận Hoàng đế. Vốn đã khao khát Trần Viên Viên từ lâu, bây giờ Lý Tự Thành bắt nàng vào cung.

Đại tướng Ngô Tam Quế biết Minh Triều đã sụp đổ, định kéo quân về đầu hàng Lý Tự Thành. Nhưng khi biết Lý Tự Thành bắt người thiếp yêu của mình là Trần Viên Viên sung vào cung, Ngô Tam Quế liền nổi cơn phẫn nộ, liền điều đình với Mãn Thanh để liên quân đánh Lý Tự Thành.

Lý Tự Thành thua, Trung Quốc bị đặt dưới sự thống trị của người Mãn Thanh. Ngô Tam Quế trở thành một tên Hán gian chỉ vì cái kiếp hồng nhan bạc mệnh của Trần Viên Viên vậy.

-----oOo-----

5. Tô Đông Pha, một danh sĩ và là một vị quan lớn của Tông triều, vì bất đồng chính kiến với Tể Tướng Vương An Thạch nên bị biếm đi Hàng Châu.

Lúc sắp lên đường, nhà thơ được người bạn thân họ Tưởng đến tiễn biệt. Tô Đông Pha sai người thiếp yêu là Xuân Nương thiết tiệc đãi bạn. Trong lúc uống rượu, khách hỏi:

- Chẳng hay quý nhân có đi theo ngài chăng?

Tô Đông Pha đáp:

- Đường xá xa xôi vạn dặm, có lẽ Xuân Nương theo không tiện. Tại hạ định cho nàng về với song đường.

Khách nghe thế, ngỏ ý đem con ngựa bạch của mình đổi lấy mỹ nhân. Tô Đông Pha thuận ngay. Xuân Nương nghe thế bèn bước đến, sửa áo thưa rằng:

- Thiếp trộm nghe, ngày xưa vua Tề Cảnh Công định chém người coi ngựa mà Án Tử còn can ngăn. Đức Khổng Tử bị cháy chuồng ngựa, chỉ hỏi đến người chứ không hỏi ngựa. Các điều ấy chứng tỏ người được quý hơn vật. Nay Học sĩ đem người đổi lấy ngựa, vậy là học sĩ xem vật quý hơn người.

Đoạn, nàng ứng khẩu đọc một bài từ:

“Làm người thì chớ làm đàn bà

Mọi điều sướng khố, quyền người ta

Nay mới biết người còn kém vật

Oán ai, thôi sống cũng bằng thừa.”

Rồi Xuân Nương bước xuống thềm và đập đầu vào thân cây hòe tự tận. Tô Đông Pha hối hận, thương tiếc vô cùng. Nhưng than ôi, Xuân Nương nhan sắc và tài hoa đâu còn nữa...

-----oOo-----

6. Tô Đông Pha, một lần khác bị đày đến Huệ Châu, ông ở cạnh nhà viên Đô giám họ Ôn. Ôn Đô giám có một người con gái rất đẹp lại học giỏi, đã đến tuổi cặp kê nhưng mắt xanh vẫn chưa lọt bóng hình ai.

Ôn nừ vốn đã nghe tiếng và mến mộ Tô Đông Pha từ lâu, nên có dịp được người thơ ở gần bên cạnh, nàng lấy làm thích lắm. Đến đêm, Ôn nử thường lẻn cha chạy sang vườn nhà Tô Đông Pha, núp bên song cửa nghe người thơ ngâm vịnh.

Ôn Đô giám biết chuyện, tỏ ý không bằng lòng thái độ của con gái. Nhưng Ôn nử thẳng thắn nhận rằng mình đã thầm yêu thi nhân họ Tô và bằng lòng làm thiếp của nhà thơ; mặc dù Tô Đông Pha lớn tuổi hơn nàng rất nhiều. Ôn Đô giám thấy con gái cương quyết như vậy nên cũng đành chấp thuận và toan tìm người mối lái đánh tiếng với nhà thơ.

Bất ngờ Tô Đông Pha được triều tình tha tội và triệu về kinh. Ông vội vã lai kinh nên ý định của Ôn Đô giám bất thành. Ôn nữ không được toại nguyện nên uất ức thành bệnh, chẳng bao lâu sau nàng từ trần.

Về sau Tô Đông Pha có trở lại Huệ Châu và biết được chuyện ấy. Ông tỏ ra thương cảm vô cùng và làm một bài từ khóc người thiếu nữ đa tình kia. Tất cả con trai con gái của vùng Huệ Châu đều thuộc bài từ ấy. Bài từ như sau:

“Chim hồng cô đơn

Trăng khuyết treo ngọn ngô đồng

Tàn canh người vừa tạm vắng

Bổng thấy lòng u hồn lại qua

Lãng đặng như chim hồng lẻ bóng.

Giật mình liền ngoảnh đầu

Hận nào ai hiểu đặng

Bấy nhiêu cảnh không chịu dừng

Tịch mịch bãi sông lạnh vắng".

-----oOo-----

7. Ngày xưa đã có nhiều khách má hồng phận bạc như thế. Còn ngày nay thì sao? Thời nào và ở đâu, cái kiếp mệnh bạc vẫn luôn đeo đẳng lấy người hồng nhan.

Trong thập niên 1930 ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc có nàng kỹ nữ Kim Kiều nổi danh tài sắc. Tiếng tăm của Kim Kiều vang dội khắp nơi. Người ta chỉ cần nhớ đến hai tiếng Kim Kiều chớ không cần biết tên họ thật của nàng là gì. Vừa có nhan sắc nhạn sa cá lặn mà lại vừa đa tình nên ai trông thấy nàng cũng đâm ra mê mẩn ngay. Không biết bao nhiêu trang phong lưu công tử, bao nhiêu đạt quan quý nhân thời bấy giờ điên đào vì nàng. Họ sẵn sàng ném tiền qua cửa sổ để mua lấy những “cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm” với nàng kỹ nữ tài hoa ấy.

Cuộc đời của nàng Kim Kiều tưởng như luôn luôn được chiểu chuộng, thoả mãn trong cảnh vàng son. Nào ngờ đâu một đêm kia, hỏa hoạn xảy ra thiêu rụi cả xóm yên hoa và Kim Kiều bị chết cháy trong ngọn lửa vô tình, với tất cả tài sản của nàng.

Tin Kim Kiều chết được loan truyền đi khắp Trung Hoa. Thật đúng là cái cảnh “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”. Không biết bao nhiêu khách tài hoa phong lưu ở khắp nơi đổ xô về Quảng Châu để thương hương tiếc ngọc. Người ta bới trong đông tro tàn tìm lấy nắm xương của Kim Kiều đem chôn cất và xây cho nàng một ngôi mộ thật khang trang.

Sau đó, các giới văn nghệ sĩ còn sáng tác kịch, bài ca nói về cuộc đời nàng để phổ biến trong dân chúng.

(Theo Trần Phương Hồ, Điển tích trong Truyện Kiều, NXB Đồng Nai, 1996)

 ________________

(1) Tô Đông Pha tên Tô Thức tự Tử Chiêm, sinh ngày 19 tháng Chạp năm Bính Tý nhằm năm Cảnh Hựu thứ ba đời vua Tống Thần Tông (dương lịch 1037). Ông là con trưởng của một danh sĩ đương thời tên Tô Tuân, ở huyên Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Năm 1057 Tô Đông Pha đỗ Tiến sĩ, mới 22 tuổi. Hoạn lộ của họ Tô vô cùng thăng trầm, bị đi đày nhiều hơn ở kinh đô.

Ngày 28-6-1101, Tô Đông Pha mất ở Thường Châu (đời vua Tống Huy Tông), thọ 64 tuổi.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo