MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Nghị luận ý kiến văn học: Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người”

Đề bài: “Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người” (Bùi Hiển, “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Giáo dục 2004). Bằng hiểu biết và trải nghiệm đọc truyện ngắn của mình, em hãy bình luận ý kiến trên.

PHÂN TÍCH TỪ KHÓA ĐỀ BÀI

+Truyện ngắn: phạm vi đưa dẫn chứng phải là truyện ngắn.

+ “Sự phát hiện bất ngờ”: vấn đề sáng tạo trong văn học 

+ “Con người”: Vấn đề đối tượng phản ánh của văn học 

Khi đọc đề em cần phải xác định đầy đủ từ khóa đề bài và triển khai được hết hệ thống từ khóa trong đề bài.

 

Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người

GỢI Ý THÂN BÀI

Stt

Tên thao tác

Nội dung cần đạt

Lưu ý

1

Giải thích

- “Truyện ngắn”: Thể loại tự sự có đặc trưng là dung lượng ngắn và phải có truyện. Truyện ngắn hướng đến sự cô đọng, hàm súc nhưng có sức biểu hiện lớn lao nhờ việc chọn lựa những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa. “Truyện ngắn là giọt nước” (Edga Poe).

- “Sự phát hiện bất ngờ”: Bàn đến đặc trưng sáng tạo của văn học.

- “con người”: đối tượng phản ánh của văn học. Văn học quan tâm đến con người trong các mối quan hệ xã hội có tinh thẩm mỹ.

- Ý nghĩa cả câu: Nhận định của nhà văn Bùi Hiển bàn về đặc trưng của văn học nói chung và đặc trưng của truyện ngắn nói riêng. Mỗi tác phẩm truyện ngắn phải là một khám phá mới mẻ về con người.

- Ở thao tác này, em cần viết gọn, đi thẳng vào vấn đề.

- Nhưng bắt buộc phải bao quát được hết các từ khóa quan trọng của đề bài và các vấn đề mà từ khóa đó gợi ra.

2

Bàn luận

Nhận định của Bùi Hiền là đúng đắn.

1. Tại sao truyện ngắn phải phản ánh con người?

- Văn học là nhân học” (Gorki). Văn học với chức năng nhận thức, giáo dục có vai trò phải trở thành một “Cuốn sách giáo khoa về đời sống”, giúp con người hiểu cuộc đời, và hiểu chính bản thân mình. Để con người hiểu về xã hội con người, để con người hiểu về chính con người thì không thể khước từ việc thể hiện con người.

- Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người trong ođừi sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá è Miêu tả con người là phương thức miêu tả toàn bộ thế giới. Việc biểu hiện hiện thực sâu sắc hay hời hợt, phụ thuộc vào việc nhận thức con người, am hiểu cái nhìn con người.

- Mặt khác, theo quy luật của quá trình sáng tạo, “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương” (Tố Hữu), văn học phải trở thành “Thứ vũ khí thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới xấu xa, giả dối, vừa làm tâm hồn người đọc trở nên trong sạch hơn, phong phú hơn” (Thạch Lam). Để thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình là tác động, cải tạo hiện thực, văn chương không thể tự thân thực hiện được, mà phải thông qua một đối tượng vật chất đó là con người. “Vũ khí phê phán dĩ nhiên không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí, và phải có lực lược vật chất mới đánh đổ được lực lượng vật chất” (Hêghen). Văn học tác động vào con người qua con đường tư tưởng, tình cảm để từ đó con người sẽ có những hoạt động tích cực tác động vào cuộc sống è Con người chính là đối tượng trung tâm của văn học, là chủ thể sáng tạo, đối tượng phản ánh, lại vừa là đối tượng tiếp nhận.

2. Tại sao những nội dung viết về con người cần phải là một “sự phát hiện bất ngờ”?

- Thứ nhất là do bản thân nghệ thuật là hoạt động của sự sáng tạo mang tính cá thể, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.

- Thứ hai, mỗi nhà văn sáng tác đều mong muốn ghi lại dấu ấn của mình trên cuộc đời, một tác phẩm muốn sống mãi phải giành vị trí đặc biệt trong lòng bạn đọc “người tạo ra tác phẩm là nhà văn, người quyết định sức sống của tác phẩm phải là độc giả”-> Độc giả không bao giờ chấp nhận những điều quen nhàm, không bao giờ chấp nhận những nhà văn sao chép, vì nhu cầu của họ khi tìm đến văn chương là nhu cầu tìm kiếm những gì mới mẻ, mở mang đầu óc, tư tưởng tình cảm… Đó cũng chính là quy luật đào thải khắc nghiệt của văn chương, người không sáng tạo sẽ bị quên lãng. điều này đòi hỏi nhà văn phải có những điểm đặc biệt không bị lẫn với người khác và không lặp lại với chính mình, phải có thứ “vân tay nghệ thuật riêng” in dấu trong lòng bạn đọc, thể hiện qua những tác phẩm đặc sắc, có giá trị.

- Dựa vào hệ thống từ khóa của đề bài, em xác định hệ thống câu hỏi “Vì sao”.

- Em huy động kiến thức lí luận văn học để giải quyết các câu hỏi “vì sao” đó.

- Nhất định phải giải quyết trọn vẹn và đầy đủ các câu hỏi “Vì sao” thì mới đạt yêu cầu.

3

Chứng minh

Ví dụ: Tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao)

 

a. Câu luận điểm:

Qua tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao đã có những “khám phá bất ngờ về con người” – vẻ đẹp của nhân tính trong những tình cảnh cùng cực, trớ trêu nhất. Tiêu biết là nhân vật Lão Hạc.

(Phải có từ khóa đề bài)

 

 

 

b. Phân tích (Không được dàn trải, phải làm bật vấn đề nghị luận)

 

- Vẻ đẹp nhân tính thể hiện qua chi tiết giọt nước mắt khi Lão Hạc bán cậu Vàng. (Đưa dẫn chứng và cảm nhận)

-> NHẬN XÉT:

+ Giọt nước mắt chính là hiện thân của khả năng xúc cảm, khả năng xúc cảm chính là biểu hiện của nhân tính. Nam Cao tin rằng, khi con người có thể khóc thì khi ấy nhân tính vẫn chưa chết hẳn trong tâm hồn của họ. Đối vơi nam Cao, giọt nước mắt là “tấm kính biến hình vũ trụ”, ở đó hiện hình sâu sắc nhất bản tính của con người.

+ Giọt nước mắt tượng trưng cho những tình cảm rất chân thành trong tâm hồn con người: sự cảm động, tình yêu thương, niềm hạnh phúc, nỗi ăn năn hối hận, sự đau đớn dằn vặt… Nó đối lập hoàn toàn với trạng thái triền miên say đánh mất ý thức – trạng thái vô cảm và tha hóa của các nhân vật như Hộ, Chí Phèo.

+ Vẻ đẹp nhân tính thể hiện đậm nét nhất qua chi tiết cái chết của Lão Hạc.

Tại sao Lão Hạc chọn cái chết? Bởi cuộc sống của lão đã rơi vào bước đường cùng.

+ Lão không thể nhờ vả ông giáo -> Đối với lão, như thế là mất tự trọng.

+ Lão không thể bán mảnh đất của  con -> Vì mảnh đất đó tượng trưng cho tình yêu con, cho hy vọng con trở về.

+ Lão không thể trở thành ké đánh bả chó như Binh Tư -> Vì như thế là đánh mất tính người.

Như vậy, bi kịch của Lão Hạc là bi kịch của con người phải từ bỏ sự sống để bảo toàn nhân tính, tình thương và lòng tự trọng. Cái chết của lão đau đớn bởi bả chó, vật vã như một con thú, cái chết như một sự trừng phạt đối với tội lỗi của lão, nhưng đồng thời cũng là “cái chết mở ra ý nghĩa sống” -> Nó cho thấy sự chủ động của con người trước hoàn cảnh tăm tối cùng cực, dẫu cho có chết thì vẻ đẹp của tính người và sự lương thiện vẫn tỏa sáng.

c. Chốt ý bám đề:

(Phải chỉ ra được cụ thể vấn đề đề bài yêu cầu thể hiện thế nào trong dẫn chứng mình vừa phân tích)

 

Vậy tại sao tác phẩm “Lão Hạc” lại là “một khám phá bất ngờ” của Nam Cao về vẻ đẹp nhân tính của con người?

+ Viết về người nông dân, các nhà văn khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã khai thác rất xuất sắc bi kịch bần cùng hóa, nỗi đau của những người như chị Dậu, anh Pha là nỗi đau của những con người bị dồn vào chỗ khổ đau tận cùng, nhưng vẫn là những con người tốt đẹp.

+ Đi sâu hơn về nỗi đau của con người, Nam Cao đã khám phá ra một trạng thái bi đát hơn của nỗi khổ - những con người bị xã hội tước đoạt nhân tính, sinh ra làm người nhưng không được sống như một con người è Đó là một “khám phá mới mẻ”, một đỉnh cao trong thủ pháp nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.

+ Ở phần này, em phải phân tích để làm sáng tỏ “khám phá bất ngờ về con người” trong các dẫn chứng, chứ không chép lại phần phân tích tỉ mỉ trong đề cương.

 

+ Em chỉ chọn những chi tiết liên quan trực tiếp đến “khám phá bất ngờ về con người” mà thôi, ngoài ra thì không viết vì sẽ dư thừa.

 

+Cần phải biết bám đề, chỉ ra cụ thể biểu hiện của vấn đề đề yêu cầu bàn trong phần phân tích của mình.

4

Tổng kết

- Khẳng định lại nhận định của Bùi Hiển.

-  Bổ sung vấn đề: Để những “khám phá bất ngờ về con người” đến được với độc giả, cần có những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, phù hợp với nội dung.

Khẳng định lại vấn đề và bổ sung vấn đề.

5

Liên hệ

- Bài học cho nhà văn: Khi sáng tác cần sáng tạo, cần sống bằng cái tâm và sáng tác bằng tài năng của mình để tạo ra những tác phẩm tuyệt bút về con người.

- Bài học cho người đọc: Khi đọc, cần mở lòng ra để khám phá tận cùng tác phẩm, để đồng cảm với thân phận con người và thấi hiểu thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

Viết ngắn gọn. Nếu không kịp giờ thì có thể bỏ qua phần này.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo