MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Những lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội

1. Hình thức và nội dung của đoạn văn

Hiện nay, hiện tượng học sinh nhầm lẫn giữa đoạn văn và “bài văn thu nhỏ” rất phổ biến trong kì thi TN THPT và thì vào lớp 10. Từ kỳ thi QG năm 2019, trong Hướng dẫn chấm bổ sung của Bộ, có ghi rõ “Không cho điểm tối đa đối với các thí sinh làm như một bài văn”. Vậy học sinh cần lưu ý phân biệt đoạn văn và “bài văn thu nhỏ” để tránh bị trừ điểm nặng.

Ví dụ, cho đề bài: Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.

Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội

2. Cách đưa dẫn chứng

- Dẫn chứng phải xác thực, nghĩa là phải có thật; tiêu biểu – được nhiều người biết đến và mới mẻ - cập nhật tin tức… thì mới có tính thuyết phục cao.

- Khi đưa dẫn chứng vào đoạn văn phải viết ngắn gọn. Ví dụ khi bàn về ý chí nghị lực thì chỉ cần nói: Chàng trai với biệt danh “chim cánh cụt” – Nick Vujicic là tấm gương nghị lực sáng ngời – người đã trở thành cảm hứng sống cho nhiều người.

- Không lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học. Vì tác phẩm văn học sẽ có hư cấu mà dẫn chứng đòi hỏi tính xác thực nên tính thuyết phục không cao.

- Trong một số trường hợp, dẫn chứng không nhất thiết phải là con người hay sự việc cụ thể. Ví dụ khi bàn về thói vô kỷ luật thì chỉ cần đưa dẫn chứng đơn giản như sau: sự vô kỷ luật của một người lính có thể làm giảm tốc độ hành quân của cả đơn vị, sự vô kỷ luật của một học sinh có thể làm ảnh hưởng cả một tập thể…

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo