MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Kiến thức cơ bản Hồi thứ mười bốn: Quang Trung đại phá quân Thanh

TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VĂN BẢN

HỒI THỨ 14: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

(Ngô gia văn phái)

I. Khái quát

1. Tác giả

- Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có một tác giả làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống là Ngô Thì Chí, 1 người làm qua dưới triều Nguyễn là Ngô Thì Du.

- Họ là những nhà Nho mang nặng tư tưởng trung quân, ái quốc. Ngô Thì Chí từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai. Ông cũng là người dâng “Trung hung sách” bàn kế hoạch khôi phục nhà Lê và chống lại nhà Tây Sơn.

- Họ là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ. Họ đã phản ánh được một cách chân thực, sống động những sự kiện lịch sử dân tộc trong khoảng ba mươi năm cuối TK 18 – đầu TK 19.

Tóm tắt kiến thức cơ bản Hoàng Lê nhất thống chí Hồi thứ 14
Tóm tắt kiến thức cơ bản Hoàng Lê nhất thống chí Hồi thứ 14:
Quang Trung đại phá quân Thanh

2. Tác phẩm

- Thể loại: Thể chí: một thể văn ghi chép sự vật, sự việc; vừa mang tính chất văn học, vừa có tính lịch sử lại vừa mang tính triết lí.

- Nếu xét về tính chân thực, tác phẩm có thể được xếp vào thể loại kí sự lịch sử. Song, nếu xét về phương diện nghệ thuật: kết cấu, giọng điệu trần thuật…thì tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm viết theo thể chương hồi, gồm 17 hồi – chữ Hán.

3. Thời đại

- Cuối TK 18 – đầu TK 19. (liên hệ với hiện thực trong đoạn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

- Chế độ PK VN bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng: KT suy sụp, nền chính trị rối loạn, về văn hóa thì nhà Nguyễn bắt đầu dùng chữ Nôm.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội (anh hùng áo vải Quang Trung)

→ Chế độ PK cùng hệ thống Nho giáo suy thoái trầm trọng.

4. ND chính: phản ánh những biến động lịch sử nước nhà ở gia đoạn này: Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho nhà Lê, sự suy sụp hoàn toàn của các tập đoàn thống trị Lê –Trịnh. Ở hồi 14: Quang Trung dẫn quân ra Bắc lần thứ 3 và tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống bỏ ngai vàng trốn theo giặc sang Bắc.

5. Ngữ liệu liên hệ: “Tây Sơn tam kiệt”

- 3 lần Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc

+ 1786, Phò Lê diệt Trịnh; được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho, phong ông là Nguyên soái Uy quốc công, đến 7/1786, vua Lê Hiển Tông băng hà (70 tuổi), Lê Duy Kì – Lê Chiêu Thống lên ngôi.

+ 1787: hỏi tội Vũ Văn Nhậm.

+ 1789: đánh bại 20 vạn quân Thanh.

 - Sau khi diệt Trịnh, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc về đem theo lương thảo, bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh (người cũ của quận Huy) lại. Nguyễn Hữu Chỉnh lấn quyền vua.

- 1787, Nguyễn Lữ phía Nam suy yếu, bị quỷ kế của Nguyễn Ánh từ Xiêm về, nội bộ lục đục, Nguyễn Lữ bệnh chết, quân Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định.

- Nam chống Nguyễn Ánh – Bắc chống Hữu Chỉnh… Vũ Văn Nhậm được lệnh tiêu diệt Chỉnh, nhưng cũng lấn quyền, tạo phản Tây Sơn. Huệ sau Lân và Sở ra diệt Nhậm.

- 1788, Nguyễn Nhạc lâm bệnh nặng, chủ động nhường binh lại cho Huệ. Binh quyền của Tây Sơn tam kiệt quy vào tay Nguyễn Huệ.

- 1788, Nguyễn Ánh tiếp tế 50 vạn lương thảo cho Lê Chiêu Thống đánh Tây Sơn (vừa được 20 vạn quân Thanh hộ tống về nước) nhưng nửa đường thì đắm tàu.

- 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, quy phục nhà Thanh (triều Nguyễn kéo dài 143 năm)

- Một số thông tin về “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ:

+ Đánh trận năm 18 tuổi, qua 20 trận chiến bất bại.

+ Giấc mộng lớn chưa thành đã đột ngột băng hà khi mới 39 tuổi.

+ Con trai Nguyễn Quang Toản mới 9 tuổi chưa thể cai quản việc nước. (năm 1792)

- Tây Sơn sụp đổ: 1893, Nguyễn Nhạc mất, nội bộ Tây Sơn tranh quyền, một số tướng bị nghi oan và bị giết, một số tướng khác bất mãn nên quy thuận Nguyễn Ánh. Đến 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Thăng Long tiêu diệt Tây Sơn.

II. Nội dung

1. Hình tượng người anh hùng Quang Trung

a. Nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh mẽ và bản lĩnh phi thường:

- Hành động một cách mạnh mẽ, nhanh gọn và rất quyết đoán.  Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng mà “định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Trong thời gian ngắn (hơn 1 tháng), Nguyễn Huệ làm được rất nhiều việc lớn: cáo trời tế đất “lên ngôi hoàng đế”, lấy niên hiệu là Quang Trung để yên lòng dân rồi thân chinh ra Bắc; trên đường tiến quân, gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp hỏi kế sách, đặc biệt là thu hút sự ủng hộ của tầng lớp sĩ phu; tuyển mộ được hơn một vạn tinh binh và mở cuộc duyệt binh lớn; phủ dụ binh sĩ: một mặt vạch trần âm mưu xâm lược của quân Thanh, cho thấy bộ mặt tàn bạo của kẻ thù, mặt khác giữu nghiêm kỉ luật, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính.

] Tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, đầy bản lĩnh là đặc điểm của những bậc quân vương tài chí. Và tính cách ấy đã khẳng định chính trong con người của Nguyễn Huệ, ông xứng đáng với sự tôn thờ và là nơi để nhân dân gửi gắm niềm tin, trở thành linh hồn của nghĩa quân Tây Sơn.

b. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén

- Nhận định tình hình thế cuộc và sự tương quan lực lượng giữa quân ta và quân địch. Là một bậc quan vương, thống lĩnh vạn quân, Quang Trung tỏ ra sáng suốt, nhạy bén. Điều đó thể hiện trong lời phủ dụ với quân lính khi ở Nghệ An:

+ Khẳng định chủ quyền dân tộc: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng…Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta.”

+ Lên án hành động ngang ngược, phi lí của giặc: “Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải.”

+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới quyền, ông đã nhắc lại truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của các bậc minh vương trong lịch sử: “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ…”

+ Kêu gọi quân lính hãy “đồng tâm hiệp lực

+ Ra kỉ luật nghiêm khắc theo phép nhà binh: “chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai.”

] Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà súc tích, sâu sắc để kích thích lòng yêu nước, truyền thống anh hùng dân tộc.

- Sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng người và xét đoán bề tôi:

+ Lựa chọn hỏi mưu lược Nguyễn Thiếp.

+ Cho Ngô Thì Nhậm (giỏi mưu lược) ở lại Đàng Ngoài giúp Lân, Sở (võ tướng). Chọn Nhậm làm người “thuyết khách” dự trù sau này thắng Thanh: “đến lúc ấy, chỉ có người khéo léo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.” Ông hiểu rõ năng lực, khả năng mưu trí hơn người của Nhậm.

+ Theo lẽ thường “binh thua chém tướng”, nhưng khi ở Tam Điệp, ông chỉ trách tướng Lân và Sở rút binh khiến quân sĩ nhục chí, sau đó lại khen đấy là kế sách bảo toàn lực lượng trong tình thế “lấy trứng chọi đá” → nghệ thuật “dỗ tướng”.

] Một bậc minh quân, hiểu tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc và xử lí mọi việc rõ ràng.

c. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng

- Ông rất tự tin vào tài cầm quân của mình, tin vào các tướng sĩ của mình, thế nên chưa đánh trận nhưng chắc chắc sẽ thắng và dự kiến cả ngày chiến thắng: “Phương lược tiến đánh đã tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh…”

- Tính sẵn kế hoạch sau chiến thắng (kế cho 10 năm sau), tìm mọi cách ngoại giao với giặc để có thể dẹp “việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”.

] Chính tinh thần, ý chí quyết thắng hừng hực của vua Quang Trung đã lan tỏa đến từng quân sĩ để kích thích ý chí quật cường trong họ.

d. Kì tài quân sự - thao lược hơn người

- Thân chinh thực hiện cuộc hành quân thần tốc trong lịch sử:

+ Ngày 25/12 bắt đầu xuất quân từ Phú Xuân (Huế)

+ Ngày 29/12 ra đến Nghệ An- vượt 350 km đường đèo, đường  núi.

+ Tổ chức tuyển quân, duyệt binh chỉ trong 1 ngày.

+ Sáng 30/12 vượt 150 km tiến ra Tam Hiệp.

+ Tối 30/12 “lập tức lên đường” tiến thẳng ra Thăng Long, vừa hành quân vừa đánh giặc và giữ bí mật tuyệt đối đến bất ngờ.

- Dùng chiến thuật một cách linh hoạt, ít hao tổn binh lực:

+ Trận Hạ Hồi, dùng chiến thuật nghi binh, giúp nghĩa quân không tốn một hòm tên, mũi đạn.

+ Trận Ngọc Hồi, dùng chiến thuật ghép ván, bên ngoài phủ rơm dấp nước, binh lính tiến sát đồn mà không bị đạn hỏa dược tấn công.

] Quang Trung là sức mạnh, là nội lực của nghĩa quân Tây Sơn, đại diện cho vẻ đẹp một dân tộc anh hùng xuất thân từ người nông dân ] Anh hùng trong chiến đấu, là biểu tượng đẹp nhất của người anh hùng trong văn học trung đại.

2. Đoàn quân Tây Sơn

- Kỉ luật cao: Hành quân xa và liên tục, lại là đi bộ, song quân Tây Sơn lại vô cùng chỉnh tề. Mặc dù quân đội đó không phải toàn bộ là lính thiện chiến nhưng dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, tất cả đã trở thành “đội quân dung mãnh”, “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất lên”, đánh đâu thắng đó.

- Tinh nhuệ, dũng mãnh trong chiến đấu: dưới sự chỉ đạo của chủ tướng tài ba, quân Tây Sơn đã chiến thắng áp đảo quân thù (lấy 1 đấu 10)

3. Hình ảnh tướng giặc Tôn Sĩ Nghị

- Viện cớ cầu viện của Lê Chiêu Thống, kéo quân sang với ý đồ xâm lược nước ta.

- Kiêu căng nhưng bất tài, hèn nhát:

+ Khinh địch vì vào Thăng Long quá dễ dàng, trong khi Lê Chiêu Thống hết lời nhắc nhở về sức mạnh của quân Tây Sơn.

+ Chủ quan: cho quân lính ăn tết tự do)

+ Khi nghe quân Tây Sơn vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa khôn gkipj đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao , rồi nhằm hướng Bắc mà chạy”. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử.

4. Hình ảnh 20 vạn quân Thanh

- Dù tương quan lực lượng gấp 10 lần quân Tây Sơn nhưng lại vô kỉ luật: “tự tiện bỏ hàng ngũ, đi lại lang thang”.

- Không phòng bị: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không lo chi đến việc bất trắc”.

- Một đội quân đông nhưng chỉ biết diễu võ dương oai, nghe tin quân Tây Sơn đến chỉ biết “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều…đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”, “đêm ngày đi gấp, không dám nghĩ ngơi”.

→ Trái với hình ảnh Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn, quân Thanh đều là bọn “tướng kiêu quân hỏng” và chủ quan, bất tài lại tham sống sợ chết, buông lỏng kỉ cương.

] Sự hả hê của tác giả trước sự đại bại đến nhục nhã của bọn xâm lăng.

5. Hình ảnh bộ máy cầm quyền vua tôi nhà Lê

- Vì lời ích riêng mà “cõng rắn cắn gà nhà”

- Một ông vua bạt nhược: theo Tôn Sĩ Nghị để “nghe truyền việc quân, việc nước”, thật mất uy danh.

- Kết cục thảm hại: chạy bán sống bán chết, “luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lữ”, “chỉ biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, cuối cùng lại “gửi thân đất khách”.

] Giọt nước mắt của viên thổ hào cũng chính là sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả về một triều đại đã suy vong, lại thêm mang tội với dân với nước.

III. Nghệ thuật

- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến của các sự kiện lịch sử.

- Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.

- Giọng điệu trần thuật thể hiện rõ thái độ đối với từng nhân vật: Quang Trung cùng đội quân Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị với 20 vạn quân Thanh, dân tộc với bè lũ mọt dân bán nước.

VI. Kết

Đoạn trích là bức tranh sinh động về người “anh hùng áo vải” Quang Trung Nguyễn Huệ - vị vua văn võ song toàn. Đồng thời ta cũng thấy được tình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhục nhã của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo