MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Tóm tắt tác giả - tác phẩm - nội dung chính các văn bản trong ngữ văn lớp 9

STT

Văn bản

Tác giả

Tác phẩm

Nội dung chính

1

Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.

- Ông sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.

- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.

- Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 của “Truyền kỳ mạn lục”.

- Nguồn gốc: từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

- Thể loại: Truyện truyền kỳ

- Được viết bằng chữ Hán

- Nhan đề tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”: Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.

Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

 

2

Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14 (Ngô gia văn phái)

Ngô gia văn phái: là nhóm tác giả trong dòng họ Ngô Thì (hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du).

- Thể loại: Thể chí (là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc). Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

- Ý nghĩa nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Tái hiện hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước và bán nước.

3

Truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Gia đình

- Nguyễn Du (1765 – 1820), quê Hà Tĩnh.

- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc và có điều kiện học hành đồng thời thừa hưởng truyền thống văn chương.

- Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông để lại cho đời nhiều áng văn có giá trị.

2. Cuộc đời

- Chịu ảnh hưởng của gia đình đại quý tộc.

- Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động.

- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người -> tâm hồn ông đầy cảm thông, yêu thương con người.

3. Con người

- Hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú.

- Giàu lòng yêu thương.

- Là một thiên tài văn học

4. Sự nghiệp văn học

- Chữ Hán: 3 tập thơ gồm 243 bài.

- Chữ Nôm: “Truyện Kiều” có giá trị kiệt tác, “Văn chiêu hồn”…

a. Thể loại: truyện Nôm (truyện được viết bằng chữ Nôm) gồm 3254 câu thơ lục bát.

b. Nguồn gốc “Truyện Kiều”

- Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

- Tên đầy đủ là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới nghe đứt ruột) thường được gọi là “Truyện Kiều”

- Sáng tạo nghệ thuật tự sự, xây dựng nhân vật kể chuyện bằng thơ.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

* Về nội dung:

- Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời bất công, tàn bạo. Số phận những con người bị áp bức, đặc biệt bi kịch của người phụ nữ.

- Giá trị nhân đạo:

+ Cảm thương sâu sắc trước đau khổ của con người.

+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.

+ Đề cao, trân trọng vẻ đẹp con người

* Về nghệ thuật

- Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm, thẩm mỹ.

- Miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật phong phú, chân thực, sinh động.

- Nghệ thuật tự sự phát triển: khi trực tiếp, khi gián tiếp

- Cốt truyện giàu tình tiết.

- Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về số phận của chị em Thuý Kiều (Kiều tài hoa bạc mệnh).

- Đoạn trích Cảnh ngày xuân: là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

4

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn ĐÌnh Chiểu)

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh tại Tân Thới - Gia Định.

- Có một cuộc đời đầy bất hạnh: mù loà, công danh không thành, tình duyên trắc trở, gặp buổi loạn li.

- Vẫn ngẩng cao đầu mà sống, sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng.

- Là một thầy giáo danh tiếng vang khắp miền Lục Tỉnh.

- Là một thầy thuốc không tiếc sức cứu nhân độ thế.

- Là một nhà thơ để lại bao trang thơ bất hủ: Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Luôn nêu cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.

=> Một nhân cách lớn khiến “kẻ thù cũng phải kính nể”.

 

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ văn của ông không trau chuốt, cầu kì mà lại rất mộc mạc, dân dã.

a. Thể loại: Truyện Nôm (với 2082 câu thơ lục bát).

b. Hoàn cảnh ra đời: khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX

c. Kết cấu: Chương hồi – kiểu ước lệ. (Kiểu kết cấu ước lệ: Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại nhưng vẫn được phù trợ, cưu mang để rồi cuối cùng tai qua nạn khỏi, được đền trả xứng đáng. Kẻ xấu bị trừng trị.)

e. Mục đích:  truyền dạy đạo lý làm người.

g. Vị trí đoạn trích: Thuộc phần 1, từ câu 123 – 180.

h. Giá trị của tác phẩm:

* Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong XH (Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm)).

- Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lý làm người:

+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.

+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).

* Giá trị nghệ thuật:

- Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.

- Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

Những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên (tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài) và Kiều Nguyệt Nga (hiền hậu, nết na, ân tình).

5

Đồng chí (Chính Hữu)

- Chính Hữu (1926-2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.

- Là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

- Phần lớn các sáng tác của ông đều viết về người lính và chiến tranh.

- Thể thơ: tự do

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời đầu năm 1948, sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Khi tác giả phải nằm điều trị bệnh

- Mạch cảm xúc: Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng thứ bảy một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo là những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

- Ý nghĩa nhan đề: Đồng chí là những người có cùng chí hướng, lí tưởng

Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Khổ 1: Cơ sở hình thành của tình đồng chí.

- Khổ 2: Biểu hiện của tình đồng chí.

- Khổ 3: Vẻ đẹp của tình đồng chí.

6

Bài thê về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch mà sâu sắc.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra rất ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn.

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.

+ Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.

+ Hai chữ “bài thơ” thêm vào nhằm thể hiện chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.

Qua hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn (hiên ngang, dũng cảm, tinh ngịch, lạc quan, và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam).

 

7

Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

- Huy Cận (1919 -2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh

- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế.

- Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.

- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

- Thể thơ: Thơ bảy chữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, thời kì miền Bắc xây dựng XHCN

- Bố cục bài thơ: Bài thơ được bố cục theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền, gồm 3 phần:

+ Phần 1 (2 khổ đầu): cảnh đoàn thuyền ra khơi.

+ Phần 2 (5 khổ tiếp theo): cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

+ Phần 3 (khổ cuối): hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới.

 

Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

(Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới.)

 

8

Bếp lửa (Bằng Việt)

- Bằng Việt (1941 – 2014),  quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thơ ông cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu suy tư, triết lí.

- Thể thơ: thơ tám chữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.

- Bố cục (4 phần): Khổ đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà. 4 khổ tiếp: những kỷ niệm ấu thơ, hình ảnh bà và bếp lửa. Khổ 6: những suy nghĩ của tác giả về bà và hình ảnh cuộc đời bà. Khổ cuối: nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.

Bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.

 

9

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

- Là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm không cầu kì về hình thức, câu chữ tự nhiên, đời thường, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng cũng đậm chất triết lí sâu sắc.

- Thể thơ: tám chữ

- Năm sáng tác: 1971 – những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 

 

Bài thơ khắc họa hình tượng người mẹ Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giàu lòng yêu thương con, gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến, qua đó thể hiện khát vọng tự do và thống nhất đất nước.

10

Ánh trăng (Nguyễn Duy)

- Nguyễn Duy (1948) quê ở Thanh Hoá.

- Ông là nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.

- Sau chiến tranh, Nguyễn Duy vẫn say sưa và tiếp tục con đường thơ của mình. Thơ ông ngày càng đậm đà, ổn định một phong cách, một giọng điệu “quen thuộc mà không nhàm chán”.

- Thơ Nguyễn Duy có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.

- Sáng tác năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi có cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

- Mạch vận động cảm xúc: Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người.

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Ánh trăng một phần của thiên nhiên, là biểu tượng cho thiên nhiên

+ Là biểu tượng cho quá khứ trong sáng, đẹp đẽ, nghĩa tình, thủy chung vẹn nguyên; đồng thời là biểu tượng cho những con người giản dị mà thủy chung nghĩa tình trong quá khứ (nhân dân, đồng đội).

- Chủ đề: Bài thơ là những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

- Nội dung khái quát: Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

11

Làng (Kim Lân)

- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, (1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

- Kim Lân là nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

- Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

- Ý nghĩa nha đề: Mang đến một ý nghĩa khái quát, từ tình cảm yêu làng của một người nông dân nhà văn nói lên lên tất cả tình yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền tổ quốc. Từ đó khái quát lên yêu làng trở thành yêu nước của con người Việt Nam.

- Tình huống truyện: Ông Hai có tình yêu làng tha thiết nhưng ở nơi tản cư ông lại nghe tin làng của ông theo giặc nên ông vô cùng tủi nhục, đau khổ.

- Truyện phản ánh tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai Thu. (Qua đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và lòng nhiệt tình cách mạng của người nông dân Việt Nam).

- Truyện xây dựng thành công nhân vật ông Hai Thu, con người có tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước.

12

Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

- Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.

- Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.

- Thể loại : truyện ngắn.

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn là kết quả chuyến đi lên Lào Cai hè 1970 của tác giả. Truyện từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.

- Tình huống truyện: Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cơ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn một mình trên đỉnh Yên Sơn với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư qua lời giới thiệu của bác lái xe. Từ đó khám phá ra vẻ đẹp của Sa Pa và anh thanh niên.

- Nội dung khái quát : Truyện ca ngợi những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước.

- Truyện xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với nhiều phẩm chất tốt đẹp (yêu nghề, có tình thần trách nhiệm cao; lạc quan, yêu đời; hiếu khác, biết quan tâm người khác; khiêm tốn. 

13

Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014), quê ở An Giang.

- Ông là nhà văn Nam Bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.

- Thể loại: truyện ngắn

- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

- Tình huống truyện :

+ Tình huống thứ nhất: hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.

+ Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

=> Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.

- Nội dung khái quát: Truyện thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh.

- Bên cạnh nhân vật bé Thu, tác giả đã xây dựng thành công nhận vật ông Sáu, người có tình yêu thương con vô bờ.

- Bên cạnh nhân vật ông Sáu, tác giả đã xây dựng thành công nhận vật bé Thu, cô bé có tình yêu thương cha thật mãnh liệt.

14

Con cò (Chế Lan Viên)

- Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở tỉnh Quảng Trị.

- Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX.

- Thơ Chế Lan Viên có phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Thể thơ: Thơ tự do

- Bài thơ “Con cò”  được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)

 

Bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.

15

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Thanh Hải (1930 – 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miềm Nam từ những ngày đầu.

- Thơ Thanh Hải có vẻ đẹp bình dị, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành.

- Thể thơ: Thơ năm chữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

- Mạch cảm xúc: từ những cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước nhà thơ thể hiện ước nguyện chân thành đóng góp “một mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Gợi lên mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên (tiếng chim, bông hoa, dòng sông)

+ Mùa xuân là ẩn dụ cho một lí tưởng sống đẹp: mỗi người hãy đóng góp cho đời những gì tinh tuý nhất, tốt đẹp nhất dù là nhỏ bé.

- Nội dung khái quát: bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

- Nội dung khái quát ba khổ thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

- Nội dung khái quát khổ thơ 4 và 5: ước nguyện được hoà nhập và cống hiến cho đời.

 

16

Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

- Viễn Phương (1928-2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê tỉnh An Giang.

- Là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.

- Thơ ông giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

- Thể thơ: thơ tám chữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.

- Cảm hứng bao trùm: là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Giọng điệu: Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.

- Mạch cảm xúc: theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và khi ra về.

Nội dung khái quát: Bài thơ thể hiện lòng thành kínhniềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

 

17

Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Hữu Thỉnh (1942), tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Vĩnh Phúc.

- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Ông viết nhiều và viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.

- Thể thơ: năm chữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ.

- Mạch cảm xúc:Sang thu” là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mạch cảm xúc xuyên suốt với 2 nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

- Nội dung khái quát: là sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ sang thu. Đồng thời nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa.

 

18

Nói với con (Y Phương)

- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1980, thời kì đất nước còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đói nghèo.

- Mạch cảm xúc:

+ Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

+ Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

- Bố cục: 2 phần:

+ Đoạn 1: (Từ “Chân phải… trên đời”): người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của người đồng mình.

+ Đoạn 2: (phần còn lại): Người cha nói về truyền thống quê hương và dặn dò con trên đường đời.

Nội dung khái quát: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

 

19

Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) Quê Nghệ An. Ông là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam.

- Sau 1975 ông có nhiều tìm tòi, đổi mới về tư tưởng nghệ thuật.

- Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Bến quê” được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản 1985.

- Nghệ thuật: nổi bật ở sự miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.

- Tình huống truyện:

+ Nhĩ là người đã đi khắp mọi nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được.

+ Khi nằm trên giường bệnh, anh đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia song nhưng không thể qua đó được nên Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khát khao ấy, nhưng rồi cậu ta lại sà vào một đám chơi phá cờ thế bên hè phố và có thể để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

+ Ý nghĩa của tình huống: trong cuộc đời người ta thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

Nội dung khái quát: Truyện chứa đựng suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.

 

20

Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

- Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá

- Là thanh niên xung phong lên đường Trường Sơn.

- Thuộc thế hệ nhà văn thời kỳ chống Mỹ, bắt đầu viết văn vào đầu những năm 1970.

- Đề tài: Trước 1975: Viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP, bộ đội trên đường Trường Sơn. Sau 1975: Viết về những chuyển biến đời sống XH và con người trên tinh thần đổi mới.

- Sở trường: là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, đặc sắc (đặc biệt là nhân vật nữ).

- Thể loại: truyện ngắn

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

- Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

- Ngôi kể: Truyện kể về ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.

Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm tăng tính chân thực cho câu chuyện.

- Nội dung khái quát: Truyện đã làm nổi bật tâm hồn (trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan) của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. (Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.)

- Truyện xây dựng thành công nhân vật Phương Định, cô gái để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc bởi những phẩm chất tốt đẹp.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo