1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và những cô gái thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm hay nhất của Phạm
Tiến Duật.
- Bài thơ đã xây
dựng một bật vẻ đẹp người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Qua
đó làm nổi bật vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đặc
biệt là trong ba khổ thơ cuối:
Những
chiếc xe từ trong bom rơi
…
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
2. Phân tích
- Nhà thơ đã ghi lại
những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính
lái xe không kính:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
- Xe không kính lại
trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện
niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật
chất mà họ phải chịu đựng.
- Tình đồng chí, đồng
đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của
họ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
- Sau những phút nghỉ
ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành
gia đình: những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.
- Điệp ngữ “lại đi”
và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm
lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại
cho cuộc đời.
=> Chính tình đồng
chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm,
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
- Hai câu cuối của
bài thơ đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu
giải phòng miền Nam:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chủ cần trong xe có một trái tim.
- Giờ đây những chiếc
xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe
đã biến dạng hoàn toàn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội
lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về
phía trước.
- Nguyên nhân nào mà
những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Câu thơ dồn dập cứng
cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái
“không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
- Trái tim ấy dào dạt
tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn
luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn.
=> Có thể coi câu
thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật
sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mĩ.
3. Đánh giá
- Viết theo thể thơ tự do, ba khổ cuối bài thơ vừa có chất tự sự, vừa thấm đẫm chất trữ tình. Với ngôn ngữ chân thực, đời thường và giọng điệu thơ ngang tàng, hóm hỉnh, bài thơ đã đem đến cho người đọc ấn tượng không thể nào quên về vẻ đẹp của người lính cách mạng.
- Chân dung người lính lái xe Trường Sơn được nhà thơ khắc họa chân thực với bao phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ. Họ là những chiến binh, sống, chiến đấu và chiến thắng trong tư thế hiên ngang, trong niềm lạc quan yêu đời.