ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT - NAM ĐỊNH
Năm học: 2021-2022
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I - Tiếng Việt (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó
vào bài làm.
Câu 1. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Long lanh. B. Mong muốn.
C. Bát ngát. D. Lao xao.
Câu 2. Xét vê cấu tạo ngữ pháp câu “Mặt anh hớn hở như một đứa
trẻ được quà.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) thuộc kiêu câu
A. rút gọn. B. đặc biệt C. ghép. D. đơn.
Câu 3. Về hình thức, các câu “Thần chết là một tay không
thích đùa. Hắn ta lấn trong ruột những quá bom.” (Lê Minh Khuê, Những
ngôi sao xa xôi) liên kết với nhau băng phép
A. lặp. B. nối. C.
thế. D. đồng nghĩa.
Câu 4. Tổ hợp từ nào sau đây không phải là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Mình đồng da sắt.
C. Lên thác xuống ghềnh. D. Cá chậu chim lồng.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Mặt trời xuống biển
như hòn lửa.
Sóng đã cài then,
đêm sập cửa.”
(Huy
Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
A. So sánh và nhân hóa. B. Nhân hóa và ẩn dụ.
C. Ẩn dụ và hoán dụ. D. So sánh và điệp ngữ.
Câu 6. Phần in đậm trong câu “Vũ Thị Thiết, người con gái
quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là thành phần
A. tình thái. B. cảm
thán. C. phụ chú. D. khởi ngữ.
Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Làng thì
yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Kim Lân, Làng)
là quan hệ
A. bổ sung. B. tăng tiến. C. tiếp nối. D. tương phản.
Câu 8. Câu “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến
phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
Phần II - Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Daewoo từng viết trong quyển
sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch
sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đôi the giới. Tôi
cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều
có những ước mơ lớn khi còn trẻ.” Dù là thay đối bản thân mình hay là thay đổi
thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không
phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc
mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định
kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn,
thất vọng. Dù làm gì, dù thế nàọ đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài
giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.”
(Rosie Nguyen, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?,
NXB Hội nhà văn. 2017. tr.215-216)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được
sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,75 điểm) Việc tác giả trích dẫn câu nói của Kim
Woo Chung có tác dụng gì?
Câu 3. (0,75 điểm) Theo em, tại sao “Đôi khi ta phải đứng
lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường mình đã chọn.”?
Phần III – Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu văn bản, hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 15
câu) bảy tỏ suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ.
Câu 2. (4.5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“Những chiếc xe từ
trong bom rơi
Đã về đây họp
thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc
đường đi tới
Bắt tay qua cửa
kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta
dựng giữa trời
Chung bát đũa
nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông
chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời
xanh thêm.
Không có kinh, rồi
xe không có đèn,
Không có mui xe,
thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền
Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe
có một trái tim.”
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.132)
-----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN THI VÀO 10 NAM ĐỊNH 2021