SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM
HỌC 2020 – 2021 Môn:
Ngữ văn 9 Thời gian
làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ CHÍNH
THỨC |
|
Câu 1 (2,0
điểm)
Đọc đoạn
trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự tưởng tượng của tôi nhiều lúc người khác khó có thể hình dung được.
Cuối cấp phổ thông, tôi có một thôi thúc phải thể hiện những ý tưởng nung nấu
trong đầu lên các bức tường ở phòng ngủ của mình.
“Con muốn vẽ các thứ lên tường phòng con” – tôi xin phép cha mẹ
“Những thứ gì?” – cha mẹ tôi hỏi.
“Những thứ gì có ý nghĩa đối với con” – tôi nói – “Những gì con nghĩ
sẽ rất hay. Rồi ba mẹ sẽ thấy.”
Giải thích như vậy là đủ với cha tôi. Đó chính là điều tuyệt vời ở
ông. Ông động viên sự sáng tạo của tôi bằng nụ cười khích lệ. Ông thích quan
sát niềm say mê của tôi đơm hoa kết trái. Ông hiểu tôi và hiểu sự cần thiết được
thể hiện mình theo những cách dị thường của tôi. Do vậy cha tôi nghĩ cuộc phiêu
lưu vẽ lên tường của tôi là một ý tưởng thú vị.
(Randy Pausch & Jeffrey Zaslow, Bài giảng cuối cùng,
Vũ Duy Mẫn dịch, NXB Trẻ, 2009)
a) Chỉ ra một phép liên kết câu và từ ngữ thực hiện phép liên kết đó trong hai câu sau: “Giải thích như vậy là đủ với cha tôi. Đó chính là điều tuyệt vời ở ông.”. (1,0 điểm)
b) Vì sao người cha trong đoạn trích nghĩ rằng cuộc phiêu lưu vẽ lên
tường của tôi là một ý tưởng thú vị? (0,5 điểm)
c) Em có đồng tình với cách mà người cha trong đoạn trích đã làm để động
viên sự sáng tạo của con không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về
ý nghĩa sự động viên từ cha mẹ đối với những đam mê của con cái.
Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
Bỗng nhận ra
hương ổi
Phả vào trong gió
se
Sương chùng chình
qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh
dàng
Chim bắt đầu vội
vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang
thu
(Hữu
Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
---HẾT---