MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Bài tập cuối mô đun 3 môn Ngữ văn THCS

TÊN BÀI HỌC: CHỦ ĐỀ VĂN TỰ SỰ

Lớp 6

Ngữ liệu: Văn bản Thánh Gióng

Thời lượng: 02 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

(STT của yêu cầu cần đạt)

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

NĂNG LỰC ĐỌC

- Nhận biết được thể loại truyện của văn bản (1)

-  Nhận biết được phương thức biểu đạt, nhân vật chính, bố cục, chủ đề của văn bản (2)

-  Nhận biết được và nêu được diễn biến của các sự việc của truyện (3)

- Nhận biết được chi tiết tưởng tượng kì ảo của văn bản (4)

- Nêu được bài học về cách kể chuyện (5)

- Đọc mở rộng (1-3) văn bản có nội dung tương đương văn bản học chnhs thức (6)

 

NĂNG LỰC CHUNG

TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC

-Sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân khi được GV góp ý (7)

GIAO TIẾP HỢP TÁC

Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác( 8)

 

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

YÊU NƯỚC

- Có ý thức bảo vệ quê hương đất nước (9)

TRÁCH NHIỆM

- Hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước (10)

Bài tập cuối khoá mô đun 3 Ngữ văn
Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS

II. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Năng lực

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Thời điểm đánh giá

Đọc

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp kiểm tra viết

- Câu hỏi, bài tập

- Sản phẩm học tập (Phiếu học tập)

- Câu hỏi trắc nghiệm

- Bảng kiểm đánh giá bản tóm tắt

 

Trong dạy đọc văn bản

Viết

- Phương pháp kiểm tra viết

- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập

- Sản phẩm học tập (bài viết)

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí

Trong dạy học viết

Nói và nghe

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập

- Sản phẩm học tập (clip thuyết trình)

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí

- Thang đo

Trong dạy học nói và nghe

 

- Phương pháp kiểm tra viết

- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập

- Đề kiểm tra

- Hồ sơ học tập

Kết thúc chủ đề

III. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

1. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi:

Nhiệm vụ: HS đọc toàn bộ tác phẩm Thánh Gióng và hoàn thành bảng kiểm nhân vật sau:

              Nhân vật

 

Quan hệ với

Thánh Gióng

Bà mẹ

Sứ giả

Nhà vua

Dân làng

Giậc Ân

Gióng ra đời kì lạ

x

 

 

 

 

Gióng đòi gặp sứ giả

 

 

 

 

 

Gióng lớn lên kì lạ

 

 

 

 

 

Gióng mặc áo giáp sắt, ngựa sắt đi đánh giặc

 

 

 

 

 

(2) Bảng kiểm đánh giá sản phẩm tóm tắt văn bản tự sự

Stt

Tiêu chí

Xuất hiện

Không xuất hiện

1

Bản tóm tắt trung thành với văn bản gốc

 

 

2

Bản tóm tắt đảm bảo tính ngắn gọn

 

 

3

Bản tóm tắt tập trung làm rõ các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng

 

 

4

Bản tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về tính liên kết của văn bản

 

 

5

Bản tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về sử dụng từ ngữ

 

 

6

Bản tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp

 

 

7

Bản tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về chuẩn chính tả

 

 

 Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS

(3) Rubrics đánh giá bài viết

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Mức độ 5

Xuất sắc

Mức độ 4

Giỏi

Mức độ 3

Khá

Mức độ 2

Trung bình

Mức độ 1

Yếu

Chọn được chuyện để kể

Lựa chọn được câu chuyện sâu sắc

Lựa chọn được câu chuyện ý nghĩa

Lựa chọn được câu chuyện để kể

Lựa chọn được câu chuyện để kể nhưng chưa rõ ràng

Chưa có câu chuyện để kể

Nội dung câu chuyện

Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn, các sự kiện chi tiết rõ ràng, thuyết phục

Nội dung câu chuyện phong phú, các sự kiện chi tiết rõ ràng

Nội dung câu chuyện tương đối đầy đủ các sự kiện chi tiết khá rõ   ràng

Nội dung câu chuyện còn sơ sài, các sự kiện chi tiết chưa rõ   ràng hay vụn vặt

Chưa rõ nội dung câu chuyện, kết tản mạn, vụn vặt, chưa có sự kiện, chi tiết rõ ràng, cụ thể

Tính liên kết của câu chuyện

Các sự kiện chi tiết được liên kết chặt chẽ, lô gic, thuyết phục

Các sự kiện chi tiết được liên kết chặt chẽ, lô gic,

Các sự kiện chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ

Các sự kiện chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt

Các sự kiện chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng

Chưa thể hiện được cảm xúc trước sự việc được kể

Thống nhất về ngôi kể

Dùng người kể chuyện ngoi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện

Dùng người kể chuyện ngoi thứ nhất, hầu như nhất quán trong toàn bộ câu chuyện (Có thể nhầm lẫn một chỗ về việc dùng từ xưng hô)

Dùng người kể chuyện ngoi thứ nhất, nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện

Dùng người kể chuyện ngoi thứ nhất, nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện

Chưa biết dùng người kể ngôi thứ nhất để kể chuyện

Diễn đạt

Hầu như không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ

Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng

Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt

Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt

Trình bày

Trình bày rõ bố cục của bài văn, sạch đẹp, không gạch xoá

Trình bày rõ bố cục của bài văn rõ ràng, không gạch xoá

Trình bày bố cục của bài văn, chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn, chữ viết khó đọc, có một vài chỗ gạch xoá

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn, chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá

Sáng tạo

Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo

Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo

Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo

Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo

Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo


Tải Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS Bài thu hoạch môn Ngữ văn THCS mô đun 3.

(4) Phiếu đánh giá bài kể lại một trải nghiệm đáng nhớ theo tiêu chí

Tiêu chí

Phần chấm điểm

Chưa đạt

(1)

Trung bình

(2)

Khá

(3)

Tốt

(4)

Xuất sắc (5)

Nội dung trình bày (25 điểm)

- Chọn được câu chuyện hay có ý nghĩa (5đ)

 

 

 

 

 

- Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn, chuỗi sự kiện được kể lôgic, tự nhiên (5đ)

 

 

 

 

 

- Sử dụng ngôi kể hợp lí thống nhất trong toàn bộ câu chuyện (5đ)

 

 

 

 

 

- Mở đầu và kết thúc ấn tượng (5đ)

 

 

 

 

 

- Trao đổi với người nghe một cách thuyết phục (5đ)

 

 

 

 

 

Sử dụng ngôn ngữ (5 điểm)

- Vốn từ phong phú, đa dạng kiểu câu, hầu như không có lỗi phát âm, diễn đạt

 

 

 

 

 

Yếu tố phi ngôn ngữ

(20 điểm)

- Nói mượt mà, trôi chảy, không do dự hay phải nói lại, tương tác tốt với người nghe

(5đ)

 

 

 

 

 

- Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, ngữ điệu phù hợp với nội dung câu chuyện (5đ)

 

 

 

 

 

- Phong thái kể chuyện tự tin, nhiệt huyết (5đ)

 

 

 

 

 

- Điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ phù hợp với nội dung nói và tương tác tốt với người nghe (5đ)

 

 

 

 

 

(5) Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHỦ ĐỀ

(Thời gian làm bài 90’)

I. ĐỌC (5đ)

Đọc văn bản sau

CON QUẠ VÀ BÌNH NƯỚC

Một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có một giọt mưa. Nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân.

“Nóng quá”! Quạ nghĩ: “Nếu không tìm được nước uống thì mình sẽ chết khát mất thôi. “Bỗng nhiên, nó nhìn xuống và thấy trên mặt đất có một cái bình. Nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng miệng bình nhỏ quá, nó đã cố gắng hết sức mà vẫn không uống được một giọt nước nào. Quạ nghĩ bụng: “Không biết phải làm thế nào mới có thể uống được nước đây ?”

Đang tuyệt vọng thì quạ nhìn thấy một viên sỏi, nó vui mừng nói: “Mình sẽ cho sỏi vào trong bình, nước dâng lên đến miệng bình là có thể uống được rồi”. Thế là, bất chấp cái nắng chang chang, quạ đi khắp nơi tìm sỏi. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Đến khi quạ bỏ viên sỏi cuối cùng vào bình thì nước cũng vừa dâng lên đến miệng. “Tốt rồi !” quạ vui mừng uống những giọt nước mát lạnh, đây chính là những giọt nước cứu mạng có được nhờ trí thông minh của nó.

https://doctruyencotich.vn/hat-giong-tam-hon/

con-qua-va-chiec-binh-truyen-ngu-ngon-e-dop.html

Thực hiện yêu cầu

Câu 1(0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ đó  em hãy cho biết con quạ đã rơi vào tình cảnh khó khăn nào và cách xử lí  của nó?

          Câu 2 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về cách xử lý của con quạ trong văn bản trên?.Ưu điểm nổi bật của con quạ trong câu chuyện là gì.

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu chủ đề của câu chuyện

Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

Câu 5 (0,5 điểm):  Chép lại từ láy có trong văn bản

Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS 

II. VIẾT( 5đ)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thú vị của em.

(6) Hướng dẫn chấm đề kiểm tra cuối chủ đề

Câu

Hướng dẫn chấm

I. ĐỌC

Câu 1

Đáp án:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tình cảnh khó khăn và cách xử lí của con quạ:

+  Không uống được nước trong bình

+ Cách xử lý:  cho sỏi vào trong bình để nước dâng lên

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án được 0,5 điểm

- Chỉ xác định đúng PTBĐ được 0,25 điểm

- Chỉ xác định đúng tình cảnh khó khăn và cách xử lí của con quạ được 0,25 điểm

- Không trả lời đúng ý nào không cho điểm

Câu 2

Đáp án:

- Nhận xét về cách xử lí của con quạ: Đó là cách xử lý nhanh, sáng tạo và phù hợp

- Ưu điểm của quạ: Rất thông minh, cố gắng nỗ lực, kiên trì để vượt qua hoàn cảnh khó khăn

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án được 2,0 điểm

- Chỉ nhận xét đúng về cách xử lí của con quạ được 1điểm

- Chỉ nêu đúng ưu điểm của quạ được 1,0 điểm

- Không trả lời đúng ý nào không cho điểm

Câu 3

Đáp án: Sự thông minh của quạ để vượt qua hoàn cảnh khó khăn để uống được nước trong bình

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án được 1,0 điểm

- Không trả lời đúng: Không cho điểm

Câu 4

Đáp án:

+ Khi gặp trở ngại, thất bại trong cuộc sống không vội nản lòng, từ bỏ, bình tĩnh, tìm cách giải quyết vấn đề dù chỉ là một chút hy vọng nhỏ nhoi

+  Biết vận dụng sự thông minh của mình vào những lúc cần thiết để vượt qua khó khăn

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án được 1,0 điểm

- Trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án được 0,5 điểm

Câu 5

Đáp án: Từ láy “chang chang”

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án được 0,5 điểm

- Không trả lời đúng: Không cho điểm

II. VIẾT

Chấm theo Rubrics đánh giá bài viết

- Mức độ 5: Xuất sắc (5,0 điểm)

- Mức độ 4: Giỏi (4,0 - 4,5 điểm)

- Mức độ 3: Khá (3,0 - 3,5 điểm)

- Mức độ 2: TB (1,0 - 2,5 điểm)

- Mức độ 1: Yếu (0,0 điểm)

(6) Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập của chủ đề bao gồm: các phiếu học tập, bản tóm tắt truyện “Thánh Gióng”, Bài làm văn tự sự, Bài làm văn sau khi đã chỉnh sửa, bản ghi chú thuyết trình, video thuyết trình tự quay.

Đánh giá hồ sơ học tập: Mỗi sản phẩm trong hồ sơ được đánh giá bằng  các công cụ ở trên. GV đánh giá tổng thể hồ sơ học tập bằng phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Trên đây là bài tập cuối module 3 Ngữ văn THCS hay kế hoạch đánh giá cuối mô đun 3 Ngữ văn THCS gửi đến thầy cô.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo