Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án năm học 2020-2021 của các sở giáo dục trên cả nước có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu cho các thầy cô giúp học sinh luyện tập, tài liệu cho học sinh thực hành giúp đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi vào lớp 10.
Bộ đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2020 được tổng hợp, biên tập khoa học, rõ ràng rất thuận lợi trong quá trình sử dụng. Đặc biệt mục lục tự động sẽ giúp thầy cô, học sinh nhanh chóng đi đến đề cần sử dụng bằng cách nhấn giữ phím CTRL và click vào đề cần sử dụng.
TẢI VỀ BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN NĂM HỌC 2020-2021
(CHÚNG TÔI RẤT CẢM ƠN BẠN NẾU BẠN CLICK VÀO QUẢNG CÁO ỦNG HỘ)
BẢN PDF
BẢN WORD
ĐỀ
THI VÀO LỚP 10 NĂM 2020 – LAI CHÂU
ĐỀ THI MÔN: NGỮ
VĂN
Thời
gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở
dưới:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo
dục).
Câu 1. Đoạn
thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ấy (1,0 điểm)
Câu 2. Bài
thơ có những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương
trình THCS. Điểm giống nhau của hai bài thơ đỏ là gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Câu
thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông
điệp của đoạn thơ trên là gì? (1,0
điểm).
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn
ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của minh về truyền thống "thương
người như thể thương thân" của nhân dân ta.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ
sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.128, NXB Giáo dục)
*******Hết*******
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
PHẦN |
Câu |
Nội dung |
I |
1 |
-
Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính -
Tác giả: Phạm Tiến Duật. -
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ
Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn. Bài
thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo Văn nghệ tổ chức
và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng – Quầng lửa” (1970) của tác giả. + Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng
chiến chống Mỹ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Miền Bắc được giải phóng
miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Vượt qua mưa bom bão đạn
của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hy sinh để vận
chuyển tiếp viện miền Nam. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu
của nơi khói lửa Trường Sơn. Lấy cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm
nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe. + Bài thơ ca ngợi những người chiến
sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mỹ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời
trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lý tưởng cao cả là giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. |
2 |
- Đoạn thơ trên giống với bài thơ Đồng chí
của nhà thơ Chính Hữu. -
Giống nhau: + Đều xây đựng hình ảnh người lính trong kháng
chiến. + Tinh thần chiến đấu và dũng cảm, lạc
quan, tình đồng đội cao đẹp. |
|
3 |
-
Phương pháp: Điệp ngữ. -
Tác dụng: Nhấn mạnh vào hình ảnh đoàn xe đang tiến bước về phía trước với một
niềm tin vào tương lai chiến thắng |
|
4 |
Thông
điệp là: -
Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện
thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ. -
Tình đồng chí, đồng đội. |
|
II |
1 |
Yêu thương con người là một trong những truyền thống
đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua
câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ
"thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua
đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho
chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới
ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn
Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa
dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta
sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu
thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho
tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết
thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn
tình yêu thương của con người đối với con người. |
2 |
1. Giới thiệu
chung - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và
trích dẫn 7 câu thơ đầu. |
|
2. Phân tích -
Cảm nhận về xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của
vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” -
Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi
người một quê hương khác nhau và họ là những người xa lạ với nhau nhưng họ
đều tập trung tại đây, đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc -
Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến
đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn
mỏng để đắp chung, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành
tri kỉ với nhau -
Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng chí không chỉ là chung
chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao
gian khổ, khó khăn |
||
3 Tổng kết Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính
Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện
được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn
và thi vị. |
-----o0o-----
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM 2020 – BÌNH THUẬN
ĐỀ THI MÔN: NGỮ
VĂN
Thời
gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Đọc
kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:
Trích
1: “Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ
thuyền đã có nhịp trăng sao
Biển
cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm
nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp
tu từ trong hai câu thơ cuối.
Trích 2: “Nghe gọi, con
bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi
xúc động.”
(Trích
Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.195, NXB Giáo dục)
Câu 3. (0,5 điểm) Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn
văn.
Câu 4. (1,0 điểm) Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng
phép liên kết gì? Từ ngữ nào dùng để liên kết?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) “Thời gian là vàng”
Em
hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) về nêu suy ngẫm của bản
thân về câu ngạn ngữ trên
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm
nhận của em về hai khổ thơ sau:
“Ngửa
mặt lên nhìn mặt
có
cái gì rưng rưng
như
là đồng là bể
như
là sông là rừng
Trăng
cứ tròn vành vạnh
kể
chi người vô tình
ánh
trăng im phăng phắc
đủ
cho ta giật mình”.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy,
Ngữ Văn 9, tập 1, tr.156, NXB Giáo dục)
*******Hết*******
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
PHẦN |
Câu |
Nội dung |
I |
|
Trích 1 |
1 |
-
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận |
|
2 |
-
Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng: + Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp
nguồn hải sản vô cùng phong phú. + Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý
nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ
với một tình cảm trìu mến, thân thương. |
|
|
Trích 2: “Nghe gọi,
con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm
nổi xúc động.” |
|
3 |
-
Hai từ láy được sử dụng: ngơ ngác, lạ
lùng |
|
4 |
-
Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép thế: "con bé" = "nó" |
|
II |
1 |
1. Giới thiệu
vấn đề: Có
người từng nói: “Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ nghĩa là chưa phát hiện
giá trị của cuộc sống”. Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được. 2. Giải thích vấn đề: - Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng
ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào,
ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung
quanh mình. -
Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi
đã qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc
cũng thể lấy lại được. (“Nếu một người cho bạn thời gian của của mình, anh ta
không thể cho bạ món quà nào quý giá hơn nữa”) 3. Bàn luận vấn
đề: -
Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (con
người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian). -
Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan
trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản
thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, ...) -
Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi
đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình
của con người. *Mở rộng vấn đề -
Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian
mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc
đời. -
Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời
gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy
mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian. -
Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời
gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản
thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào
trang mạng xã hội than thở học vất vả, ... *Liên hệ bản thân -
Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian. -
Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm
lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh. |
2 |
1. Giới thiệu
chung -
Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm. -
Trích dẫn được 2 khổ thơ: là dòng cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng
trăng. |
|
2. Phân tích: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng. -
Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển - mặt trăng, mặt người -
trăng và người cùng đối diện đàm tâm. -
Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ
của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỷ niệm chợt ùa về
chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh
máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào
dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những
hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỷ niệm. →
Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so
sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó
chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri
kỷ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm
thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối
tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn
ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh
động tình cảm nơi người đọc. -
Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình,
thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. -
Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự
trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức
con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước
ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch,
tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. |
||
3 Tổng kết *Nghệ thuật: -
Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình. -
Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc. -
Hình ảnh vầng trăng - ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. *Nội dung: -
Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của
cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. -
Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa
thủy chung cùng quá khứ. |