Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Với việc thực hiện Chương trình GDPT 2018, bên cạnh những thay đổi về mục tiêu tổng thể, mục tiêu của các môn học thì Kế hoạch bài dạy (trước đây gọi là giáo án) cũng đang được đổi mới mạnh mẽ. Điều đó đã làm cho giáo viên bên cạnh hào hứng cũng có rất nhiều băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy, có thể nói KHBD là một trong những quan tâm hàng đầu của các thầy cô lúc này. Hiểu được điều đó, trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã có nhiều nhóm tổ chức soạn, chia sẻ miễn phí các kế hoạch bài dạy nhằm hỗ trợ phần nào để thầy cô vượt qua khó khăn, góp phần hoàn thành công việc được giao.
Sau đây nguvanthcs.com xin được gửi đến thầy cô giáo án Ngữ văn 6 học kì II Chân trời sáng tạo được chia sẻ miễn phí bởi nhóm Dạy học Stem - Steam.
Khi có được Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 học kì 2 Chân trời sáng tạo thầy cô sẽ tiếp tục chia sẻ để lan toả những điều tốt đẹp trong cộng đồng giáo viên - nguồn động lực giúp chúng ta cùng hoàn thành sứ mệnh cao cả - sự nghiệp trồng người mà trước hết là thực hiện thành công Chương trình GDPT năm 2018.
LINK TẢI VỀ KHBD NGỮ VĂN 6 HK II CHÂN TRỜI SÁNG TẠO:
Bài 6
ĐIỂM TỰA TINH THẦN
(12 tiết)
1. Về kiến thức:
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện,
nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ
văn bản
- Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết
được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh
thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện
qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt
trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn
và văn bản.
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
3. Về phẩm chất:
- Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối
kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Khám phá
tri thức Ngữ văn. b) Nội dung: GV yêu cầu HS
quan sát video, trả lời câu hỏi của GV. HS quan sát,
lắng nghe video bài hát “Đứa bé” suy nghĩ cá nhân và trả lời. c) Sản phẩm: HS
nêu/trình bày được - Nội dung
của bài hát: hát về tình yêu thương, bao bọc, che chở của mọi người . - Cảm xúc của
cá nhân (định hướng mở). - Tri thức
ngữ văn (truyện; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện
và lời nhân vật; dấu ngoặc kép). d) Tổ chức
thực hiện: B1: Chuyển
giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu
video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi: ? Cho biết
nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - Yêu cầu
HS đọc ngữ liệu trong SGK. - Chia nhóm
lớp và giao nhiệm vụ: ? Điểm tựa
tinh thần là gì? ? Điểm tựa
tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? B2: Thực hiện
nhiệm vụ HS - Đọc phần
tri thức Ngữ văn. - Thảo luận
cặp đôi. GV: - Hướng dẫn
HS quan sát và lắng nghe bài hát. - Theo dõi,
hỗ trợ HS. B3: Báo cáo
thảo luận GV: - Yêu cầu đại
diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn
HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Trả lời
câu hỏi của GV. - HS còn lại
theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận,
nhận định (GV) - Nhận xét
,chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc - Viết tên
chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. |
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. Đọc văn bản
Văn bản (1)
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
-Thạch Lam-
1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức:
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Thạch Lam.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành
động, ngôn ngữ, suy nghĩ…
- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn
bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1.2 Về năng lực:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật
trong tính chỉnh thể.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và biết quan tâm,chia sẻ với những hoàn cảnh,
khó khăn trong cuộc sống.
1.3 Về phẩm chất:
- Nhân ái, biết yêu thương mọi người.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Thạch Lam và văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
||
Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy
gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?.
|
Hành động cho áo góp phần thể hiện tính
cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
|
Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc
áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
|
Hành động vội vã
đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân
vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
|
+ Phiếu số 2:
Hoàn cảnh của Hiên và những đứa trẻ
nghèo |
||||
|
+ Phiếu số 3:
Hai người mẹ |
||||
|
+ Phiếu học tập số 4
Nghệ thuật
|
|
Nội dung
|
|
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b)
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c)
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d)
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã từng thấy ai ở trong hoàn cảnh khó khăn chưa? Lúc đó em và mọi người
có thể làm gì để giúp đỡ họ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Từ chia sẻ của HS,
GV dẫn dắt vào bài học mới: Ai trong chúng ta cũng có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi ta giúp đỡ
người khác hay được người khác giúp đỡ, cả người cho và người nhận đều cảm thấy
được tình yêu thương. Tình yêu thương là một điều kỳ diệu. Nó giúp nuôi dưỡng
và sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Trong bài học Yêu thương và chia sẻ này, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu vb Gió lạnh đầu mùa.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU
CHUNG |
|
1. Tác giả |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS
nêu được những nét chính về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để
trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời
của HS d) Tổ chức
thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển
giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những
hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài? B2: Thực
hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn
HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát
SGK. B3: Báo
cáo, thảo luận GV yêu cầu HS
trả lời. HS trả lời
câu hỏi của GV. B4: Kết
luận, nhận định (GV) Nhận xét
câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. |
- Thạch Lam
(1910 1942) - Tên
khai sinh: Nguyễn Tường Vinh. - Quê quán: Hà Nội, lúc nhỏ ở
quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn
bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc
sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu.
|
2. Tác phẩm |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể
loại, ngôi kể, bố cục…) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT
khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc
nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời
và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Câu chuyện được
kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? ?Em hãy nêu
phương thức biểu đạt và thể loại của VB. ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của
từng phần? B2: Thực
hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc
cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu,
HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp
theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập,
dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh
cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi,
hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn
(nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại
từng câu hỏi B4: Kết
luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm
học tập của HS. - Chốt kiến
thức và chuyển dẫn vào mục sau . |
a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung Người kể
chuyện: ngôi thứ ba; - Phương thức
biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả; - Thể loại:
truyện ngắn; - Bố cục: + Đoạn 1: Từ
đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và
con người khi thời tiết chuyển lạnh; + Đoạn 2:
Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài
chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo; + Đoạn 3:
Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo
của Sơn.
|
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT |
1. Nhân vật Sơn và Lan |
a) Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được hoàn cảnh gia đình của Sơn - Suy nghĩ và tình cảm của chị em Sơn với những
đứa trẻ nghèo. b) Nội dung: - GV sử dụng
KT mảnh ghép cho HS thảo luận. - HS làm việc
cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình
bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm:
Phiếu học tập
của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức
thực hiện |
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao
nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 4 nhóm hoặc 6 nhóm: - Yêu cầu các
em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3… (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)... - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm
vụ: Nhóm I: Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa,
em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định
đó? Nhóm II: Hành động cho áo góp phần thể hiện
tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên? Nhóm III: Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ
lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì
sao? Nhóm IV: Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc
áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu
là Sơn, em sẽ làm gì? * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới
(các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành
nhóm III mới , Số 4 tạo thành nhóm IV mới & giao nhiệm vụ mới: B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra
phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra
phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn
HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (7 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình
bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn
thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp
khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình
bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại
diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận
xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của
từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục
2 |
- Gia cảnh: sung túc + Có vú
già; + Cách xưng
hô: -Cách mẹ Sơn gọi
em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng; -Cách gọi mẹ
của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu
- Hành động
cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những
người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Ý nghĩa:
Hành động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được
nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa. -Theo em,
việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng
khen vừa đáng trách. +Đáng khen ở
chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó
khăn. +Đáng trách
ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ
mà hai chị em đã đem đi cho người khác. - Hành động
đòi áo của Sơn rất ngây thơ, trẻ con lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông
ấy. |
2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được
chi tiết miêu tả không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa
trẻ khác. - Thấy được
dáng vẻ của Hiên và những đứa trẻ khác . b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động
nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình
bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c) Sản phẩm: Câu trả lời
của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển
giao nhiệm vụ (GV) - Chia
nhóm. - Phát phiếu
học tập số 2 & giao nhiệm vụ: 1. Không
gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác được miêu tả
như thế nào? 2. Nhân vật
Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc như thế nào? Chúng có thích chơi với Sơn và
chị Lan không? Chúng có dám chơi cùng không? Tại sao? B2: Thực
hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút
làm việc cá nhân - 3 phút thảo
luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời
của bạn. B3: Báo
cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận
xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết
luận, nhận định (GV) - Nhận xét
về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến
thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. |
- Không gian/ khung cảnh + Yên ả, vắng
lặng nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó. - Dáng vẻ: + Hiên và
những đứa trẻ khác ăn mặc phong phanh, rách rưới, vá víu, không đủ ấm. Chúng
rất thích chơi với Sơn và Lan nhưng chúng không dám thái quá.
|
3.Mẹ của Sơn và mẹ của Hiên |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được
chi tiết miêu tả thái độ của mẹ Hiên khi biết Sơn cho áo. - Thấy được
sự nhân hậu của mẹ Sơn đối với các con và Hiên . b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động
nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình
bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c) Sản phẩm: Câu trả lời
của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện |
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển
giao nhiệm vụ (GV) - Chia
nhóm. - Phát phiếu
học tập số 3 & giao nhiệm vụ: 1. Tìm những
chi tiết thể hiện thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc
áo? Qua đó, em thấy mẹ Hiên là người như thế nào? 2. Em có nhận
xét gì về cách cư xử của mẹ với Sơn? Qua đó, em thấy mẹ Sơn là người như thế
nào? B2: Thực
hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút
làm việc cá nhân - 3 phút thảo
luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo
luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo
cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận
xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết
luận, nhận định (GV) - Nhận xét
về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến
thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. |
a. Mẹ của Hiên Thái độ và
hành động của mẹ Hiên: + Khép nép,
nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ” Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới
với người trên: Tôi – cậu – mợ; =>Mẹ
Hiên là người khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo
khổ. b. Mẹ của
Sơn - Cách cư xử
nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn. =>Với
các con vừa nghiêm khắc, vừa yêu
thương, vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn
bản “Gió lạnh đầu mùa” B2:
Thực hiện nhiệm vụ HS: -
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. -
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia
sẻ và đi đến thống nhất để hoàn
thành phiếu học tập). GV
hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo
cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo
luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và
bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: -
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm
việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn
sang đề mục sau. |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật
tự sự kết hợp miêu tả; - Giọng văn
nhẹ nhàng, giàu chất thơ; - Miêu tả
tinh tế 2. Nội dung Truyện ngắn
khắc họa hình ảnh những người ở làng
quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết
chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm,
sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
|
2.1 Viết kết nối với đọc
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Hs viết được
đoạn văn nêu lên được cảm nghĩ của mình về
nhân vật trong truyện.
b) Nội dung: Hs viết đoạn văn
c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Cho hs xem đoạn video, hoặc
hình ảnh về sự chia sẻ yêu thương với những em bé vùng cao khó khăn. Từ đó cho
hs nêu lên những cảm xúc của mình. Cuối
cùng liên hệ viết đoạn văn.
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện
Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đọan văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận về
một nhân vật mà em thấy thú vị.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh
sửa đoạn văn (nếu cần).
được
Trả lờiXóa