Quan
điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú
trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự
tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và
hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt
động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập
của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập
(Assessment of learning) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá
trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.
Quan
điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể
hiện trong triết lí đánh giá với những đặc trưng sau:
1. Đánh
giá vì học tập
Đánh giá
vì học tập cũng diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá
trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ,
điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS
cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm
để so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu
của mỗi HS và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình
ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá
kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể
tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh
giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
2. Đánh
giá là học tập
Nhìn
nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. HS cần nhận thức được
các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá
cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của HS. Đánh
giá kết quả như là việc học tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của HS
dưới sự hướng dẫn, kết hợp với sự đánh giá của GV với hai hình thức đánh giá cơ
bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, HS học được cách đánh giá, tự
phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt
như thế nào.
Ở đây, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám
sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học
tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy
để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà
chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để HS tự ý thức khả năng học tập của
mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế
hoạch học tập tiếp theo.
Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
3. Đánh
giá kết qủa học tập
Đánh giá kết quả học tập có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi HS học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.