Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THCS - Để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THCS cần thực hiện theo quy trình sau:
a. Bước
1: Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học
Căn cứ vào kế hoạch thời gian
năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và
hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT3, Hiệu trưởng nhà
trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời
gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động
giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học)
bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Chương trình mỗi môn
học ở khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Yêu cầu khi xây dựng cần đảm
bảo phù hợp với đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Để
thực hiện nhiệm vụ này cần thực hiện các công việc sau:
*
Nghiên cứu chương trình GDPT 2018 cấp THCS:
Tìm hiểu hệ thống các môn học và
hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục tổng thể cấp THCS;
số tiết quy định trong chương trình; yêu cầu cần đạt của chương trình; điều kiện,
yêu cầu thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục.
* Phân
tích các điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình: Cần phân
tích các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tình hình, kinh tế,
văn hóa, xã hội địa phương tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường
trong năm học.
- Đặc điểm của nhà trường trong
thực hiện chương trình năm học, đánh giá những thuận lợi hoặc khó khăn có ảnh
hưởng, cụ thể như: Đặc điểm HS của nhà trường (số lớp, số HS, số lượng HS theo
giới tính, số lượng HS dân tộc/ khuyết tật/ khó khăn, tỉ lệ HS bán trú, tỉ lệ
HS/ lớp….); Đặc điểm đội ngũ GV, nhân viên, CBQL (số lượng CBQL, số lượng GV,
nhân viên; tỉ lệ GV/ lớp; số lượng theo trình độ đào tạo…); Đặc điểm cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học của nhà trường (số lượng, đặc điểm phòng học; các phòng
chức năng, phòng thí nghiệm; các thiết bị dạy học và giáo dục hiện có; cơ sở vật
chất thực hiện bán trú, nội trú nếu có…).
Cần xác định cụ thể mức độ HS cần
đạt được về phẩm chất và năng lực; số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động
giáo dục của nhà trường. Mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và các chỉ tiêu cụ thể
(Chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đối với từng khối/ lớp/ HS/ GV; chỉ tiêu về số
lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục thực hiện trong nhà trường).
* Xây
dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học:
Thông qua việc nghiên cứu chương
trình GDPT 2018, đánh giá điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện
chương trình cũng như mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức họp
các thành phần liên quan nhằm xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện
chương trình trong năm học, xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức
phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục.
Một số lưu ý khi xây dựng khung
kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học đối với các nhà trường
như sau:
(1) Trong các năm học tới trường
THCS sẽ có khối lớp thực hiện chương trình GDPT mới 2018 (khối lớp 6 năm học
2021-2022), có khối lớp vẫn thực hiện theo chương trình GDPT 2006 (khối lớp
7,8,9 năm học 2021-2022). Vì vậy đối với khối lớp 6 việc xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo công văn
5512/BGDDT-GDTrH ngày 18/12/2020. Đối với khối lớp 7,8,9 xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu
chương trình. Nhà trường cần dựa trên các điều kiện thực tiễn để xây dựng kế hoạch
và khung thời gian thực hiện phù hợp.
(2) Trong phân phối khung kế hoạch
thời gian thực hiện, đối với các môn nhiều tiết (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch
sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên) sẽ có nhiều GV thực hiện nên cơ bản các trường
có thể dựa vào điều kiện nhà trường mà phân phối phù hợp trong 35 tuần của năm
học, mỗi tuần số tiết như nhau để đảm bảo thực hiện yêu cầu cần đạt của môn học
được tốt nhất. Với các môn có số tiết ít, nếu nhà trường đủ GV và cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học nên phân phối phù hợp trong 35 tuần ở cả 2 học kì của năm học.
Tuy nhiên nếu thiếu GV hoặc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (Ví dụ như
nhiều trường khu vực khó khăn thiếu phòng thực hành tin học, phòng học nghệ thuật
hoặc thiếu GV các môn này…) các trường sẽ linh hoạt thực hiện, có thể bố trí dạy
theo từng ½ học kì nhưng vẫn bảo đảm chương trình được thực hiện trong cả hai học
kì. Việc bố trí GV phù hợp với điều kiện nhà trường, các trường có thể thực hiện
liên kết với GV các trường khác đảm bảo GV thực hiện đủ số tiết yêu cầu (19 tiết/
tuần). Lưu ý: Nhà trường chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm
tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với HS (không bắt buộc phải dạy
môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng
hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ GV, nhân viên của nhà trường).
(3) Đối với môn Lịch sử và Địa
lí: Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa
lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó có nhiều nội
dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử được
tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí được
tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Căn cứ tình hình đội
ngũ GV của nhà trường, hiệu trưởng phân phối thời gian thực hiện và phân công
GV dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn. Nhà
trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV để GV đáp ứng yêu cầu
về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.
Chương trình môn “Lịch sử và Địa
lí” khối lớp 6 được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập,
không có chủ đề chung; ở mỗi lớp 7,8,9 có một chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy
việc bố trí GV dạy môn này không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với
các chủ đề chung, 2 GV cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Mỗi mạch nội dung của môn Lịch sử
và Địa lí có thể phân công cho một GV phân môn Lịch sử và một GV phân môn Địa
lí để bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học, mỗi tuần đều
có tiết Lịch sử, Địa lí với tổng thời lượng là 3 tiết/ tuần. Tổ chuyên môn dựa
vào phân phối chung có thể sắp xếp phù hợp (Ví dụ học kì I xếp tuần 2 tiết Lịch
sử, 1 tiết Địa lí và ngược lại ở học kì II). Lưu ý: Các trường có thể phân phối
ngược lại nếu phù hợp với đặc điểm nhà trường. Các trường không bắt buộc phải dạy
môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng
hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ GV, nhân viên của nhà trường).
Việc kiểm tra, đánh giá thường
xuyên môn tích hợp Lịch sử và Địa lí được thực hiện trong quá trình dạy học
theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm nội
dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời
lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
(4) Đối với môn Khoa học tự
nhiên: Để thực hiện xây dựng phân phối thời gian thực hiện chương trình hiệu quả,
CBQL và GV cần nghiên cứu kĩ đặc điểm, cấu trúc chương trình cũng như xác định
cụ thể đặc điểm đội ngũ GV và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại nhà
trường. Cấu trúc nội dung của Chương trình môn Khoa học tự nhiên như sau:
Bảng 1.1. Cấu trúc nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung |
Lớp |
|||
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Mở đầu |
5% |
4% |
2% |
2% |
Chất và sự biến đổi của chất (Hoá học, Sinh học) |
15% |
20% |
29% |
31% |
Vật sống (Sinh học) |
38% |
38% |
29% |
25% |
Nội dung |
Lớp |
|||
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Năng lượng và sự biến đổi (Vật lí) |
25% |
28% |
28% |
28% |
Trái Đất và bầu trời (Vật lí và Sinh học) |
7% |
0% |
2% |
4% |
Đánh giá định kì |
10% |
10% |
10% |
10% |
Với các
mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7,
8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá
học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học
(38%) - Vật lí (32%);
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí
(28%) - Sinh học (38%);
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí
(28%) - Sinh học (31%);
Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%)
- Sinh học (29%).
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí,
Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của
môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành.
Tỉ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động so với chương trình hiện hành và
không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu GV. Tổ chuyên môn (bao gồm GV Vật lí, Hóa học,
Sinh học) phân công GV phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều
lớp (thay vì phân công 1 GV/môn/lớp như hiện nay). Nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các GV cùng dạy
ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn
Khoa học tự nhiên (4 tiết/tuần) ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn
Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo
trộn về số lượng GV trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời
khóa biểu mà thôi. Ví dụ minh họa về phương án thực hiện chương trình với đội
ngũ GV hiện hành như sau:
Bảng
1.2. Minh họa phương án thực hiện chương trình với đội ngũ GV môn Khoa học tự
nhiên
Thời gian |
Lớp 6 |
Lớp 7 |
Lớp 8 |
Lớp 9 |
Nửa đầu HK 1 |
Hoá 20% |
Hoá 24% |
|
Lí 30% |
Nửa cuối HK1 |
Sinh 38% |
Lí 28% |
Hoá 31% |
|
Nửa đầu HK 2 |
|
Sinh 38% |
Lí 28% |
Hoá 31% |
Nửa cuối HK 2 |
Lí 32% |
|
Sinh 31% |
Sinh 29% |
Như
vậy,
ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do GV có
chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì. Việc
chia mỗi năm học thành 2 học kì, mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực
hiện phô biến ở các nưóc trên thế giói (tùy điều kiện mà các trường linh hoạt bố
trí phù hợp). Các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học thực hiện
trong 35 tuần, mỗi tuần đều có tiết với tổng thời lượng là 4 tiết/ tuần. Việc
phân công GV bảo đảm khả thi cho các GV phụ trách dạy môn này đồng thời vẫn dạy
các môn lớp 7, 8, 9. Một số nội dung mói, tô/ nhóm chuyên môn tô chức soạn bài
và phân công GV dạy phù hợp dựa trên năng lực thực hiện của GV.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn
nhà trường có thê tô chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kì, đảm bảo
tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp vói nội dung môn học. Các trường không bắt
buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần
đê sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ GV, nhân viên của nhà trường.
Về kiêm tra đánh giá, Bộ
GD&ĐT đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá HS đê bảo đảm sự phù hợp
vói Chương trình mói theo định hưóng phát triển phẩm chất, năng lực. Kết quả
đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của
môn học theo tỉ lệ % tương ứng.
(5) Đối vói nội dung giáo dục địa
phương:
Nội dung giáo dục của địa phương
bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi
trường, hưóng nghiệp... của địa phương. Căn cứ vào nội dung cụ thê của tài liệu
giáo dục địa phương, hiệu trưởng phân công GV dạy học các chủ đề. GV được phân
công thực hiện chủ đề nào, cho khối lớp nào cần phù hợp vói chuyên môn và năng
lực thì sẽ xây dựng kế hoạch dạy học của chủ đề đó.
Các chủ đề thực hiện nội dung
giáo dục địa phương đáp ứng đầy đủ các lĩnh vực nội dung về: các vấn đề về văn
hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hường
nghiệp của địa phương; các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.
Các chủ đề cần phù họp vói điều kiện tô chức dạy học của nhà trường và kế hoạch
dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho HS liên hệ, vận dụng những
nội dung kiến thức đã học trong các môn học vói thực tiễn tại địa phương. Nhà
trường dựa vào tình hình thực tiễn đê phân phối kế hoạch thời gian thực hiện
trong năm học.
Tùy vào điều kiện cụ thể của địa
phương và nhà trường mà mỗi trường có thể xây dựng khung phân phối cho phù hợp.
Đặc biệt quan tâm đến việc phân phối các hình thức tổ chức dạy học các chủ đề của
nội dung giáo dục địa phương đa dạng với các hình thức như lên lớp, chủ đề hay
tổ chức các tiết trải nghiệm. Tùy đặc điểm địa phương và nhà trường mà bố trí
các hình thức này, ví dụ: Trường có điều kiện ở gần những địa điểm tham quan,
di tích lịch sử, bảo tàng... phù hợp nội dung giáo dục địa phương có thể tăng
cường các tiết trải nghiệm cho HS; trường vùng nông thôn, miền núi không gần hoặc
không phù hợp có thể tăng các tiết lên lớp và chủ đề. Tùy vào điều kiện mà bố
trí số tiết cho phù hợp đảm bảo thực hiện trong cả năm học, tuy nhiên không bắt
buộc tuần nào cũng cần thực hiện. Ví dụ cụ thể được thể hiện tại khung sau:
Bảng 1.3. Ví dụ khung phân phối thời gian thực hiện chủ đề nội dung giáo dục địa phương
Nội dung giáo dục địa phương khối
6/ Lĩnh vực |
Số tiết |
Số tiết/HK |
Số tiết thực hiện |
Tổ bộ môn/ GV phụ trách |
||
Lên lớp |
Chủ đề |
Trải nghiệm |
||||
Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa
phương (Chủ đề 1, chủ đề 2.) |
12 |
HK I |
|
|
|
|
HK 2 |
|
|
|
|
||
Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa
phương ((Chủ đề 1, chủ đề 2.) |
12 |
HK I |
|
|
|
|
HK 2 |
|
|
|
|
||
Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa
phương (Chủ đề 1, chủ đề 2.) |
11 |
HK I |
|
|
|
|
HK 2 |
|
|
|
|
GV dạy học chủ đề nào sẽ thực hiện
việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm
tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm
kiểm tra, đánh giá.
(6) Đối với hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp:
Đây là hoạt động giáo dục bắt buộc
được thực hiện trong nhà trường với thời lượng là 105 tiết/năm thông qua 4 loại
hình chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề
và sinh hoạt câu lạc bộ. Hoạt động này có sự tham gia, phối hợp, liên kết của
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV
môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, CBQL nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các
tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS được
tổ chức phong phú, đa dạng sẽ là môi trường, điều kiện thuận lợi giúp HS phát triển
nhân cách một cách tốt nhất.
Các trường lựa chọn các nhóm hoạt
động cần thực hiện trong năm học phù hợp theo các chủ đề tháng và năm học để
làm căn cứ cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động của từng lớp hay khối lớp trong
trường theo đúng quy định, từ đó phân phối chương trình hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp. Tùy vào chương trình và sách giáo khoa đã lựa chọn, các trường
xây dựng phân phối cho các loại hình tổ chức một cách phù hợp.
Ví dụ minh họa một trường THCS A
xây dựng phân phối khung thời gian thực hiện Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
lớp 6 trong năm học 2021 - 2022 như sau (Các trường khác tùy điều kiện có thể sắp
xếp cho phù hợp):
Bảng
1.4. Ví dụ khung phân phối thời gian thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp
Tổng số tiết (105 tiết) |
SH dưới cờ (35 tiết) |
Sinh hoạt lớp (35 tiết) |
HĐ giáo dục theo chủ đề (35 tiết) |
Hoạt động hướng vào bản thân (40% - 42 tiết) |
14 |
14 |
14 |
Hoạt động hướng đến xã hội (25% - 26 tiết) |
10 |
8 |
8 |
Hoạt động hướng đến tự nhiên (15% - 16 tiết) |
5 |
6 |
5 |
Hoạt động hướng nghiệp (20% - 21 tiết) |
6 |
7 |
8 |
Tùy điều kiện thực
tiễn, các trường phân phối khung thời gian thực hiện trong năm học cho phù họp,
đảm bảo thực hiện trong cả năm với 35 tuần ở cả 2 học kì. Nội dung phải đảm bảo
tính toàn diện nhưng có trọng tâm theo chủ trương nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
toàn diện. Các hoạt động cần được hoạch định cụ thê và được phân loại theo phạm
vi cấp trường, khối, lớp và được sắp xếp theo hệ thống đảm bảo tính lôgic. Đồng
thời các hoạt động được phân bố trải đều về thời gian từ đầu năm đến cuối năm
theo các chủ đề, chủ điêm họp lí, gắn với trách nhiệm tô chức của từng lực lưọng
giáo dục: Tô chuyên môn, khối chuyên môn, nhóm bộ môn và các bộ phận khác trong
toàn trường. Phân phối nguồn lực cho từng hoạt động đã được xác định cho từng
chủ đề, chủ điêm (thời gian, kinh phí, con người, cơ sở vật chất).
Với hình thức sinh hoạt câu lạc bộ là hình thức không bắt buộc. Tùy điều kiện thực tiễn nhà trường có thê tô chức các câu lạc bộ cho phù họp với sở thích, nguyện vọng của HS, sau đó xây dựng kế hoạch (xác định rõ thời gian, địa điêm, các hoạt động tô chức, người chủ trì, người phối họp) phù họp đê HS tham gia.
Hiệu trưởng chỉ đạo
các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục (kế hoạch năm,
tháng, tuần) thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, với kế hoạch của các
bộ phận (đê tránh tô chức các hoạt động chồng chéo trong cùng một thời điêm, đồng
thời có sự hỗ trọ và phối họp tô chức hoạt động của các bộ phận có liên quan).
Căn cứ điều kiện thực
tiễn của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo, phân công từng khối lớp thực hiện các
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề học tập của từng tháng.
Hiệu trưởng căn cứ
vào đặc điêm GV và tình hình nhà trường phân công người phụ trách tô chức HĐTN,
HN cho phù họp. Hiệu trưởng Chỉ đạo GV chủ nhiệm, tông phụ trách Đội, Đoàn
thanh niên xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dựa
trên kế hoạch hoạt động. GV chủ nhiệm là người thiết kế tô chức thực hiện các
hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tô chức cho HS tham
gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề, chủ điêm và dạy các
môn học. Các khối lớp, bộ môn và GV chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm,
hướng nghiệp thực tế cụ thê trình Hiệu trưởng phê duyệt. Từ đó phân phối khung
thời gian thực hiện chương trình cho phù họp tạo điều kiện huy động sự tham gia
của nhiều lực lưọng giáo dục trong tô chức thực hiện chương trình. Ví dụ nhà
trường có thê phân công GV tông phụ trách đội thực hiện các tiết của chủ đề thuộc
loại hình sinh hoạt dưới cờ; GV chủ nhiệm lớp nào thực hiện các tiết chủ đề loại
hình sinh hoạt lớp của lớp chủ nhiệm. Với hoạt động giáo dục theo chủ đề, tùy từng
mạch nội dung và chủ đề phù hợp sẽ phân công GV thuộc đúng chuyên môn phụ
trách, ví dụ với chủ đề của mạch nội dung hướng vào bản thân, hướng đến xã hội
có thê phân công GV Giáo dục công dân phụ trách; với chủ đề của mạch nội dung
hướng đến tự nhiên có thê phân công GV Sinh học phụ trách; với chủ đề của mạch
nội dung hướng nghiệp có thê phân công GV Công nghệ thực hiện. Việc phân công
là linh hoạt tùy vào điều kiện cụ thê của nhà trường (Số lượng GV, điều kiện cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học…
Trong tô chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia
đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng giáo dục đều có vai trò và ảnh hưởng
riêng, vì vậy cần phải quản lí tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.
(7) Đối với các hoạt
động giáo dục được tô chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt
động phục vụ cộng đồng (sau đây gọi chung là hoạt động giáo dục), Hiệu trưởng
tô chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực
hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thê của nhà trường; tạo môi trường
cho HS được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương
trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.
(8) Đối với môn học
tự chọn: Tùy vào đặc điêm, điều kiện thực tiễn của nhà trường, nhu cầu của HS mỗi
trường có thê lựa chọn môn học tự chọn phù hợp (Ví dụ các trường ở thành phố có
điều kiện có thê lựa chọn ngoại ngữ 2; các trường vùng khó khăn, miền núi có
thê lựa chọn tiếng dân tộc thiêu số). Nếu điều kiện nhà trường không đáp ứng,
HS không có nhu cầu thì các trường có thê không tô chức dạy học các môn học tự
chọn.
Nói cách khác hiệu
trưởng sẽ tô chức các tô trưởng chuyên môn đê trao đôi, phân công 1 số môn học,
xây dựng phân bô thời gian thực hiện sao cho phù hợp với đội ngũ GV. Nhà trường
cần bố trí khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình phù hợp, đảm bảo mỗi
ngày học 1 buôi, mỗi buôi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Các trường có đủ điều kiện về GV, cơ sở vật chất (nhất là các trường nội trú,
bán trú) tô chức dạy học 02 buôi/ngày, mỗi ngày dạy không quá 08 tiết, mỗi tuần
học không quá 06 ngày. Trong giai đoạn này, hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng.
Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức cho CBQL, GV xây dựng khung kế hoạch thời gian
thực hiện chương trình giáo dục như: (1) Tiến hành phân tích bối cảnh nhà trường
để xác định rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức; từ đó xác định các mục tiêu
giáo dục và dạy học của nhà trường. Xác định các việc cần làm, cách làm, phân bô
các nguồn lực và sắp xếp theo tiến độ họp lí để thực thi kế hoạch giáo dục và dạy
học hiệu quả. (2) Chỉ đạo các tô chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục
môn học/hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triển phâm chất, năng lực HS một
cách phù họp với đối tưọng HS, điều kiện nhà trường, địa phương, năng lực của đội
ngũ GV. (3) Tô chức lấy ý kiến của các bên liên quan, các lực lưọng giáo dục.
b. Bước 2: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch
giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
Dựa vào khung kế hoạch
thời gian thực hiện chương trình, tô chuyên môn cần:
- Tô chức sinh hoạt
chuyên môn, nghiên cứu chương trình GDPT 2018, tìm hiểu hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học cấp trung học; các văn bản chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chương
trình
- Tô chuyên môn dựa
vào khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (đã thực hiện ở bước 1) xây
dựng kế hoạch dạy học (tham khảo phụ lục 1 công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày
18/12/2020) và kế hoạch giáo dục của tô bộ môn (tham khảo phụ lục 2 công văn
5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020). Đối với việc tô chức các hoạt động giáo dục,
đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tô chức hoạt
động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình
thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối
với các đối tưọng tham gia; thời gian và địa điểm tô chức; nguồn lực được huy động
để tô chức thực hiện.
- Tô chuyên môn thực
hiện sinh hoạt tô/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt
chuyên môn để xây dựng bài học minh hoạ, tô chức dạy học và dự giờ để phân tích,
rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của HS theo 4 bước
sau:
(1) Mô tả hành động
(đọc, nghe, viết, nói, làm) của HS trong hoạt động học (làm minh chứng để tiến
hành bước 2 và bước 3);
(2) Đánh giá kết quả
hoạt động của HS (những gì học sinh đã học được, chưa học được);
(3) Phân tích nguyên
nhân những gì HS đã học được, chưa học được;
(4) Đưa ra biện pháp
khắc phục hạn chế, hoàn thiện kế hoạch dạy học…
Việc dự giờ, thăm lớp
của GV được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tô/nhóm chuyên môn
và không đánh giá bài dạy trong sinh hoạt chuyên môn thường xuyên.
- Tô chuyên môn phân
công cụ thể nhiệm vụ của các GV trong tô. GV được phân công cần chủ động xây dựng
kế hoạch giáo dục cá nhân nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao (tham khảo
phụ lục 3 công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020). Căn cứ vào đó, cụ thể từng
GV sẽ xây dựng kế hoạch bài dạy để thực hiện hoạt động lên lớp hiệu quả (tham
khảo phụ lục 4 công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020).
Kết quả của bưóc này
là bản dự thảo kế hoạch giáo dục của tô chuyên môn đã xây dựng. Trong đó tô trưởng
chuyên môn có vai trò quan trọng như: Điều hành tô chức sinh hoạt chuyên môn,
phân công nhiệm vụ hợp lí; tô chức thảo luận, lấy ý kiến của các GV trong tô và
các lực lượng giáo dục khác nhau.
c. Bước 3: Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành
thực hiện kế hoạch
Trong bưóc này cần
thực hiện những hoạt động sau:
- Hiệu trưởng tô chức
họp lại các thành phần liên quan để xếp thời khóa biểu theo từng giai đoạn
(theo số tuần phù họp vói sự thay đôi về môn học và GV dạy).
- Phân bô các nguồn
lực (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, thời gian...): Kế hoạch
giáo dục tông thể của nhà trường được xây dựng trên cơ sở tông hợp phân phối chương
trình dạy học các môn học và lựa chọn các chủ đề/ nội dung dạy học, hoạt động giáo
dục. CBQL nhà trường cần phân bô và cân đối các nguồn lực trong nhà trường một cách
hợp lí và hiệu quả nhất để đảm bảo chương trình có thể được thực thi thành
công.
- Dự thảo kế hoạch
giáo dục của nhà trường: Bản dự thảo kế hoạch bao gồm đầy đủ các nội dung để
CBQL, GV có thể bao quát đầy đủ các hoạt động và tham gia đóng góp ý kiến nhằm
điều chỉnh, hoàn thiện cho bản kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Hiệu trưởng hoàn
thiện văn bản kế hoạch giáo dục của nhà trường bao gồm: bảng tổng hợp chung các
môn học; ác kế hoạch dạy học của các tô chuyên môn, kế hoạch tô chức hoạt động
của các tô chuyên môn; kế hoạch giáo dục của mỗi GV (thay cho sô báo giảng của
các trường hiện nay). Hiệu trưởng thông qua hội đồng trường và báo cáo Phòng/Sở,
ban hành.
- Báo cáo các cấp có
thẩm quyền, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để
GV thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch. Giám sát, kiểm tra, đánh giá
và bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.
- Kế hoạch giáo dục
nhà trường sau khi được xây dựng và hoàn thiện cần được phổ biến rộng rãi tới
các bên liên quan để việc triển khai thực hiện được hiệu quả. Đây cũng là cơ sở
quan trọng để nhà trường có thể thu thông tin phản hồi phục vụ cho việc đánh
giá cũng như điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chương trình tổng thể đã nêu: “Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục”. Sách giáo khoa là phương án cụ thể hoá chương trình môn học, không phải là văn bản quy phạm pháp luật như chương trình. Do đó, cần hướng dẫn GV căn cứ vào chương trình và gợi ý của sách giáo khoa để triển khai các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cụ thể của nhà trường. Khi xây dựng khung thời gian thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch giáo dục, các nhà trường cần quán triệt áp dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả.