CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thông
qua bài học, HS nắm được:
-
Lịch
sử hiện thực.
-
Lịch
sử được con người nhận thức.
-
Vai
trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử.
-
Những
nguồn sử liệu cơ bản.
-
Ý
nghĩa và sự cần thiết của tư liệu trong quá trình tìm hiểu lịch sử.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
·
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi,
thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
·
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết
các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-
Năng lực riêng:
·
Hiểu được lịch sử là những gì diễn
ra trong quá khứ.
·
Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch
sử.
·
Giải thích được vì sao cần thiết phải
học lịch sử.
·
Nhận diện và phân biệt được các nguồn
sử liệu cơ bản.
·
Giải thích được ý nghĩa và giá trị của
các nguồn sử liệu.
3. Phẩm chất
-
Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối
với môn Lịch sử.
-
Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ
các di sản của thế hệ đi trước để lại.
-
Tôn trọng kỉ vật của gia đình.
-
Có thái độ đúng đắn khi tham quan di
tích lịch sử, bảo tàng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ
HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-
Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí
6.
-
Một số tranh ảnh được phóng to, một số
mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-
SHS Lịch sử và Địa lí 6.
-
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan
đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm
thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề,
HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành các
nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện hoạt động sau: Bằng nhiều
cách khác nhau như vẽ tranh, vẽ biếm họa, viết đoạn văn miêu tả,...em hãy mô tả
lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ,
trả lời câu hỏi: HS tùy chọn hình thức thực hiện yêu cầu của GV, nội
dung mô tả lại lớp học của mình bao gồm: Tên lớp, các bạn học sinh trong lớp,
thầy cô giáo, các đồ vật trong lớp học,...
- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa
hoàn thành việc mô tả lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại - năm 2021.
Tình huống giả định khoảng 100 năm sau, năm 2121, các nhà sử học tìm thấy những
miêu tả của các em trong thư viện một trường học. Họ gọi những văn bản đó là tư
liệu lịch sử và nội dung miêu tả của những văn bản là: Lịch sử giáo dục Việt
Nam đầu thế kỉ XXI. Những miêu tả của các em về lớp học của mình không giống
nhau không, nhưng nó đều mang dấu ấn chủ quan của người làm ra nó và đều phản ánh
quá khứ. Vậy lịch sử có phải là những gì diễn ra trong quá khứ? Bài học đầu
tiên này sẽ truyền cảm hứng cho các em về tầm quan trọng của lịch sử và việc học
lịch sử, giúp các em biết được dựa vào đâu đề dựng lại lịch sử một cách chân thực
nhất. Chúng ta cùng vào Bài 1 - Lịch sử là gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lịch sử và môn
Lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt
động, HS hiểu được lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt
động của con người từ khi xuất hiện đến nay; Môn Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu
về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội
loài người trong quá khứ.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;
HS lắng nghe,
đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc
cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- GV giới thiệu kiến thức:
+ Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời
gian. Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó là lịch sử.
+ Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao
gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay (lịch sử hiện thực).
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi Em
hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về lịch sử.
- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS 11 để xác định
được :
+ Những yếu
tố cơ bản về một chuyện xảy ra trong quá khứ:
·
Thời gian.
·
Không gian xảy ra.
·
Con người liên quan tới
sự kiện đó.
+ Tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như:
·
Việc đó xảy ra khi nào? Ở
đâu?
·
Xảy ra như thế nào? Vì
sao lại xảy ra?
·
Ai liên quan đến việc
đó? Việc đó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ngày nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.