Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 học Chân trời sáng tạo gồm hai file riêng lẻ: KHBD Ngữ văn 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo và KHBD Ngữ văn 6 học kì 2 Chân trời sáng tạo. Ngoài ra còn một KHBD Ngữ văn khác. Tất cả có 3 file.
Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo được soạn trên cơ sở công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu này có thể chưa làm hài lòng thầy cô nhưng chắc chắn sẽ là nguồn tham khảo quý giá, là cơ sở để hoàn thiện kế hoạch bài dạy của riêng mình.
KHBD Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 6 được nhóm Dạy học Stem - Steam chia sẻ miễn phí nên nếu thầy cô sử dụng, rất mong sẽ tiếp tục chia sẻ để lan toả. Xin cảm ơn.
BẢN XEM TRƯỚC HỌC KÌ I
BẢN XEM TRƯỚC HỌC KÌ II
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
THÁNH GIÓNG
Môn học: Ngữ văn; Lớp:
Thời
gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
-
Tri thức bước đầu biết về thể loại truyền thuyết; nội dung, ý nghĩa và một số
chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyền thuyết Thánh Gióng.
- Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc
thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu
tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Về năng lực:
- Xác định được
ngôi kể trong văn bản.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết.
- Hiểu được cách
thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong
tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước; những sự kiện và di
tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác
phẩm truyền thuyết.
- Tự hào về
truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: HS biết tôn
trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống,
tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức
vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: hành động có
trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ
động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ
HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy
A1 hoặc bảng
phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm
tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: SGK,
kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về truyền
thuyết kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm
hiểu văn bản .
b. Nội dung: Giáo viên cho học
sinh chơi trò chơi “Lật mảnh ghép” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về người anh hùng Thánh Gióng, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về truyền thuyết kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản .
b. Nội dung: Giáo viên cho học
sinh chơi trò chơi “Lật mảnh ghép” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về người anh hùng Thánh Gióng, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Lật mảnh ghép”
Luật
chơi:
Các bạn được lựa chọn mảnh
ghép cho mình đã đánh số thứ tự từ 1-6, mỗi mảnh ghép ứng với một câu hỏi, trả
lời đúng bạn sẽ nhận được một món quà, nếu sai thì sẽ nhường cơ hội cho người
khác.
+ Giáo
viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
Bước 2: Thực hiện
nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả
lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân,
suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết
quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo
dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung,
đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Lịch
sử hàng ngàn năm qua, dân tộc Việt Nam không biết bao lần đó phải đứng lên đánh
giặc ngọai xâm, bảo vệ tổ quốc. Điều rất kỳ diệu là trong cuộc chiến đấu hào
hùng của dân tộc, cùng với cha anh có sự tham gia dũng cảm của nhiều thế hệ
thiếu niên. Người anh hùng đầu tiên cũng là người trẻ nhất trong các anh hùng:Thánh Gióng
Hội Gióng là
một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn
biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm
là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều
tác phẩm đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông. Thánh
Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức
hấp dẫn của thiên truyện?Đó là nội dung mà bài học này sẽ đem đến cho các em!