MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị hè 2021 Đà Nẵng

Bài thu hoạch chính trị hè 2021 là văn bản được đúc kết lại những nội dung người học đã tiếp nhận được thông qua việc nghiên cứu tài liệu về... Qua bài thu hoạch này người viết thể hiện được vốn kiến thức nền của cá nhân cũng như năng lực tư duy, sáng tạo, sự liên hệ giữa hiện thực cuộc sống và lý thuyết một cách rõ ràng, thuyết phục. Bên cạnh đó bài thu hoạch còn giúp cho người viết thể hiện sự hiểu biết của mình về những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đúng đắn, đầy đủ, giúp người viết có ý thức tự giác trau dồi kiến thức và chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế đã đề ra. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Nghị quyết 35 cũng như góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục toàn diện hơn.

Bài thu hoạch chính trị hè Đà Nẵng
Bài thu hoạch chính trị hè năm 2021

Phần I. TRẢ LỜI CÂU HỎI NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT

Câu hỏi 1: Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, điều kiện được hoãn thi hành quyết định phạt tiền là gì?

Trả lời: Điều kiện để hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:

Hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt là một trong những quy định quan trọng thuộc nội dung về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy định pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt còn có những khó khăn, vướng mắc. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt, qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, đồng thời, góp phần đưa các quy định này có tính khả thi hơn trong thực tiễn thi hành.

        1.  Quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt

Theo quy của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hoả hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. Cá nhân thuộc trường hợp nêu trên mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

Về thủ tục: Cá nhân thuộc trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt theo quy định đều phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt. Tuy nhiên, đối với cá nhân có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định, đơn phải gửi cho cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. Đối với cá nhân có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.

Cũng theo quy định của Luật XLVPHC, cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt, được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật XLVPHC.

2.  Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt

Thời gian qua, thực hiện các quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt, người có thẩm quyền đã ban hành nhiều quyết định hoãn, giảm, miễn tiền phạt. Hàng năm (tùy theo năm), số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành quyết định phạt tiền chiếm tỷ lệ khoảng 0,07% (năm 2014,  năm 2018), 0,075% (năm 2019), 0,1% (năm 2016, năm 2017), 0,2% (năm 2015) trên tổng số các quyết định xử phạt đã ban hành. Theo đó, trong 06 năm (từ năm 2014 đến năm 2019), tổng số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành quyết định phạt tiền là 42.638 quyết định. Trong đó:

o   Năm 2014, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 5.498 quyết định, chiếm tỷ lệ khoảng 0,07% tổng số các quyết định xử phạt đã ban hành.

o   Năm 2015, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 11.719 quyết định, chiếm khoảng 0,2% tổng số quyết định xử phạt đã được ban hành, trong đó theo Báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ là 4.314 quyết định; theo báo cáo của các địa phương là 7.405 quyết định.

o   Năm 2016, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 8.702 quyết định, chiếm khoảng 0,1% tổng số quyết định xử phạt đã được ban hành.

o   Năm 2017, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 6.891 quyết định, chiếm khoảng 0,1% tổng số quyết định xử phạt đã được ban hành.

o   Năm 2018, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 5.277 quyết định, chiếm khoảng 0,07% tổng số quyết định xử phạt đã được ban hành.

o   Năm 2019, số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền: 4.551 quyết định, chiếm khoảng 0.075% tổng số quyết định xử phạt đã được ban hành.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu trên, việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc sau đây:

_  Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt chưa rõ ràng, cụ thể hoặc có sự quy định chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Theo quy định của Luật XLVPHC,quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành, giảm, miễn tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt (việc giảm, miễn tiền phạt được thực hiện khi cá nhân không có khả năng thi hành quyết định) trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn. Tuy nhiên, hiện nay Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật chưa có giải thích hiểu thế nào là “đang gặp khó khăn đặc biệt”. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau trong thực tiễn thi hành.

        Bên cạnh đó, một số quy định của Luật XLVPHC, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC có sự quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chẳng hạn như:

- Khoản 1 Điều 77 Luật XLVPHC quy định, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt. Trong khi đó, khoản 2 Điều 77 Luật XLVPHC quy định, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 77 phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt.

- Khoản 2 Điều 76 Luật XLVPHC quy định, cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt. Như vậy, quy định về việc cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữa Luật XLVPHC và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP chưa có sự thống nhất. Luật XLVPHC quy định đơn được gửi đến “cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt”, còn theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP thì đơn được gửi đến “người đã ra quyết định xử phạt”.

_  Thứ hai, khó khăn, vướng mắc trong việc xem xét hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức

Điều 76, Điều 77 Luật XLVPHC chỉ quy định việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhân mà không quy định việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức vì trên thực tế, nhiều tổ chức khi bị xử phạt và phải thi hành quyết định xử phạt tiền cũng đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, hoả hoạn…

Khác với quy định của Luật XLVPHC, Luật cạnh tranh năm 2018 quy định doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Theo Luật Quản lý thuế năm 2019, người nộp thuế (bao gồm cá nhân, tổ chức) bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng (Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ) thì được miễn tiền phạt (Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quốc hội cũng giao Chính phủ quy định chi tiết về miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế). Tổng số tiền phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại. Như vậy, theo Luật Quản lý thuế năm 2019, đối tượng được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế gồm cả cá nhân, tổ chức.

_  Thứ ba, khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt

Hiện nay, việc áp dụng pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau:

- Cách hiểu thứ nhất cho rằng: Không nhất thiết phải áp dụng quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền rồi mới áp dụng quyết định giảm, miễn tiền phạt. Điều này có nghĩa là có trường hợp áp dụng quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền rồi sau đó mới ban hành quyết định giảm, miễn tiền phạt; có trường hợp ban hành ngay quyết định giảm, miễn tiền phạt mà không ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền vì trong một số trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc mà cá nhân không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn tiền phạt (không phải qua thủ tục ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền) vì nếu có hoãn thi hành quyết định phạt tiền thì cá nhân cũng không có khả năng thi hành quyết định. Bên cạnh đó, Luật XLVPHC cũng không có quy định nào quy định về việc cá nhân phải qua thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền thì mới được giảm, miễn tiền phạt.

        - Cách hiểu thứ hai cho rằng: Phải áp dụng quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền rồi mới áp dụng quyết định giảm, miễn tiền phạt vì mặc dù Luật XLVPHC không quy định cụ thể nhưng căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP “Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật XLVPHC, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt”. Bên cạnh đó, tại mẫu Quyết định số 04 về giảm/miễn phần còn lại (toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành chính, thì phần căn cứ ban hành có nội dung “Căn cứ Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền…”. Do vậy, trước khi áp dụng quyết định giảm, miễn tiền phạt, phải áp dụng quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền.

Tác giả đồng tình với cách hiểu thứ nhất vì theo tác giả tuỳ từng trường hợp cụ thể để xác định việc ban hành các quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt. Theo đó: Có trường hợp chỉ ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền mà không phải ban hành quyết định giảm, miễn tiền phạt (cá nhân sau thời gian hoãn thi hành quyết định phạt tiền, có khả năng thi hành quyết định). Có trường hợp đã ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền nhưng sau thời gian hoãn thi hành quyết định xử phạt, cá nhân vẫn còn gặp khó khăn về kinh tế hoặc không có khả năng thi hành quyết định thì xem xét giảm, miễn tiền phạt (phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt). Có trường hợp không qua ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền mà thực hiện miễn tiền phạt ngay (miễn toàn bộ tiền phạt) vì có nhiều trường hợp qua xem xét người có thẩm quyền thấy rằng cá nhân vi phạm không có khả năng thi hành quyết định (nếu có cho hoãn thi hành quyết định thì cũng không có khả năng thi hành quyết định phạt tiền) thì có thể ban hành quyết định miễn tiền phạt (không phải trải qua bước ban hành quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền).

Câu hỏi 2. Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác được quy định như thế nào tại nghị định số 34 / 2021/NĐ-CP?

Trả lời: Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác được quy định như thế nào tại Nghị định số 34/2021/NĐCP như sau:

A. Điều 31. Nhiệm vụ về quốc phòng

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nang tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng tại quận, phường theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về quốc phòng ở quận, phường;

b. Tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tiếp nhận, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ; phối họp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có liên quan trong xây dựng khu vực phòng thủ theo quy định của pháp luật;

c. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ tại địa phương theo quy định của pháp luật;

d. Phối hợp xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn; thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; chính sách hậu phương quân đội; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chi viện nhân lực, vật lực, tài chính cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên địa bàn khi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh theo quy định của pháp luật;

        e. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch quận, phường căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của địa phương tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp phương án tác chiến để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định tại khoản 1 Điêu này

B. Điều 32. Nhiệm vụ về an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nang tổ chức thực hiện nhiệm vụ về an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại quận, phường theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do cấp có thẩm quyền giao;

b. Tổ chức thực hiện xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, tham gia xây dựng lực lượng công an nhân dân, góp phân tăng cường tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật;

c. Giao ủy ban nhân dân quận, phường chỉ đạo Công an quận, phường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, phường; thực hiện chế độ, chính sách đối với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên địa bàn quận, phường;

d. Chỉ đạo ủy ban nhân dân quận, phường phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, phường và các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở quận, phường;

e. Chỉ đạo ủy ban nhân dân quận, phường chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn quận, phường; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở quận, phường.

2. Chủ tịch quận, phường đề xuất và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này do ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giao.

C. Điều 33. Nhiệm vụ phòng chống các hành vi vỉ phạm pháp luật

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

 

Phần II. TRẢ LỜI CÂU HỎI NỘI DUNG

(Dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố)

 Câu hỏi: Qua nghiên cứu học tập chuyên đề năm 2021, anh/chị hãy đánh giá khái quát thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Với chức trách và nhiệm vụ được giao, anh/chị hãy cho biết về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của bản thân đối với sự nghiệp phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố trong thời gian tới?

        Là một giáo viên đã vào ngành đến nay được hơn 12 năm, bản thân tôi luôn tâm niệm công việc dạy học là một phần trong cuộc sống của mình, chính vì thế tôi luôn quan tâm đến kết quả giáo dục trong những năm học của trường nơi mình làm việc, của thành phố, luôn dõi theo sự phát triển của ngành giáo dục thành phố.

Trong nững năm  năm gần đây, Đà Nẵng luôn xác định Nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng xu thế hội nhập”. 5 năm qua, với sự đầu tư đúng hướng của thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học tại Đà Nẵng từng bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập.

Mạng lưới trường lớp được quy hoạch vừa phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân, vừa đáp ứng phát triển quy mô, yêu cầu phát triển đô thị và nhu cầu học tập của mọi người dân Đà Nẵng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo nên hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp.

Nhiều công trình trường học được đầu tư, sửa chữa và xây mới. Đến tháng 10-2020, toàn thành phố có 163 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 39,4%, tăng 36 trường so với năm 2015; có 163 thư viện đạt chuẩn, tỷ lệ 84%, tăng 12 trường so với năm 2015; 100% trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

Cùng với sự đầu tư của thành phố, các đơn vị, trường học đã tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh.

Ngoài việc chú trọng dạy và học trong chương trình, nhiều trường còn tổ chức các buổi học ngoại khóa tại các bảo tàng, các khu di tích lịch sử, ở nông thôn, nhằm giúp học sinh hiểu hơn về địa lý, lịch sử, đời sống người dân; qua đó, rèn luyện kỹ năng, giúp học sinh xử lý tốt các vấn đề của xã hội.

Từ sự đầu tư có chiều sâu trong dạy và học, trong 5 năm 2015-2020, kết quả xếp loại học lực - hạnh kiểm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học, đỗ thủ khoa các trường đại học ngày càng cao.

Chỉ tính riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, học sinh Đà Nẵng đỗ tốt nghiệp gần 100%, có thủ khoa toàn quốc, số điểm 8-10 chiếm tỉ lệ cao. Điều đáng nói, số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp quốc gia, khu vực và quốc tế hằng năm được duy trì cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2015 đến nay, số lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu quốc gia, quốc tế tiếp tục được duy trì ổn định với 34 giải quốc tế, 754 giải quốc gia.

Bên cạnh việc Sở GD&ĐT tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên các bậc học, UBND thành phố đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ quản lý và giáo viên được tham gia học tập, nghiên cứu trong và ngoài nước bằng nguồn ngân sách thành phố.

Đến nay, có 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ chuẩn; trong đó, có 10 tiến sĩ, 650 thạc sĩ và hơn 70 cán bộ quản lý, giáo viên đang tham gia học cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước bằng nguồn ngân sách và tự túc. Nhiều nhà giáo đoạt giải cao trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, đạt danh hiệu cán bộ quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia; nhiều nhà giáo đã được công nhận và tặng thưởng các danh hiệu cao quý của các cấp.

Trong giai đoạn 2020-2025, để đáp ứng nhu cầu dạy và học, duy trì chất lượng giáo dục mũi nhọn, ngành GD&ĐT tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GD&ĐT, trong đó, chú trọng việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.

Tiếp tục xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng có học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống phòng học ngoại ngữ, phòng học bộ môn, trang thiết bị hỗ trợ công nghệ thông tin, bảo đảm 100% trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

        Cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học từng bước khẳng định thương hiệu, trở thành đại học vùng trọng điểm quốc gia. Trong 5 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã tập trung rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm bảo đảm, phù hợp với những thay đổi của nhu cầu xã hội và tiếp cận xu hướng phát triển của thế giới; đồng thời đổi mới phương thức, phương pháp giảng dạy và học trong toàn hệ thống. Triển khai áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các cơ sở đào tạo, quản lý đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng đào tạo được nâng cao.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo gắn với nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước và quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; tạo nguồn thu đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giảng viên, sinh viên, đồng thời góp phần hỗ trợ thực hiện chủ trương tự chủ kinh phí tại các trường đại học và đơn vị thành viên; tích cực phát hiện và tuyển chọn nhân tài, đặc biệt có cơ chế thu hút các giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học giỏi tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; phối hợp chặt chẽ với thành phố trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn mới.

Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố nỗ lực thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào thi đua của ngành, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong đó, nổi bật là các cuộc vận động lớn, phong trào thi đua đặc thù, tiêu biểu do Trung ương, Bộ GD&ĐT, thành phố phát động, như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Hai không”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, “Dạy tốt - Học tốt”, đã mang lại kết quả tích cực.

Với vai trò là một Đảng viên đang công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân. Bản thân sẽ xây dựng nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực thực hiện nhiệm vụ của năm học. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên. Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, khẳng định vai trò “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Bản thân tự giác tu dưỡng, rèn luyện. Tự thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”. “Tự lực” hiểu một cách đơn giản nhất là làm việc gì cũng tự bằng sức mình, với sức lực, khả năng của bản thân, không nhờ cậy ai. “Tự lực” thường được dùng trong cụm “tự lực cánh sinh”, có nghĩa là dựa vào sức lực của mình để tự giải quyết những vấn đề khó khăn về đời sống, kinh tế… Còn “tự cường” là tự làm cho mình ngày một mạnh lên, không chịu thua kém người. “Tự cường” thường được dùng với nghĩa dành cho tổ chức, dân tộc, đất nước, chẳng hạn “ý thức tự cường dân tộc”… “Tự lực” và “tự cường” thường gắn với các yếu tố “tự chủ” (với nghĩa tự quyết định mọi công việc của mình, không để ai chi phối), “tự do” (với nghĩa là trạng thái của một dân tộc, một xã hội và các thành viên trong đó không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động xã hội – chính trị, đồng thời không bị lực lượng ngoại xâm chiếm đóng), “tự quyết” (với nghĩa một dân tộc tự mình định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh của mình, như thành lập nhà nước, chọn mô hình phát triển)…

Tự lực và tự cường có thể đồng thời biểu thị ý chí, năng lực của cá nhân, tổ chức và quốc gia, dân tộc. Trong đó, sự tự lực và tự cường của từng cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành sự tự lực và tự cường của tập thể, của đất nước, của dân tộc.

        Với vai trò là một giáo viên, bản thân tôi sẽ luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên suy nghĩ, trăn trở phải làm gì, làm như thế nào để tích lũy, truyền dạy kiến thức cho các thế hệ học sinh hiệu quả nhất. Với niềm đam mê và lòng nhiệt huyết với nghề, luôn thay đổi phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong kỹ năng truyền đạt, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích. Trong học tập và công tác, luôn luôn gương mẫu, đi đầu và là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, tận tụy, hết mình vì học sinh thân yêu; quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần đoàn kết; tích cực đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xấu, tiêu cực trong ngành và trong xã hội. Ngoài ra, tôi luôn tích cực, đi đầu trong các phong trào và các cuộc vận động của ngành phát động như: "Mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Trong các phong trào của ngành Giáo dục phát động tôi luôn tích cực tham gia, qua mỗi cuộc thi là một cuộc trải nghiệm, trau dồi kiến thức để bản thân tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp.

Trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao, bản thân tôi nghiêm túc quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, là tấm gương tiêu biểu về ý chí rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, có nhiều giải pháp tuyên truyền hiệu quả đến đảng viên và quần chúng nơi cư trú...

Xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải gắn với hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Thấm nhuần những điều Bác dạy dành cho người giáo viên “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo".

Là một cá nhân với sức vóc của mình, bản thân tôi sẽ luôn cố gắng thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm tốt nhiệm vụ chuyên môn để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của toàn thành phố Đà Nẵng. Tôi hy vọng rằng, mỗi một Đảng viên, một giáo viên luôn tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi, sáng tạo, tự nâng cao chất lượng giảng dạy thì chất lượng giáo dục sẽ ngày một nhân lên. Điều này sẽ đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của thành phố./.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo