BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN
TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
Họ và tên học sinh: THP – HS lớp 9
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: …………………. – giáo viên chủ nhiệm
Lí do tư vấn, hỗ trợ: Em P bị hổng kiến thức, tự ti về khả
năng học tập nên buông lỏng việc học, thường xuyên mất tập trung trong các tiết
học… dẫn đến kết quả học tập không tốt.
1. Thu thập thông tin của học sinh về
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi:
+ Suy nghĩ, cảm xúc: Học sinh muốn thể hiện năng lực của
mình nhưng không hiểu bài, chán học trong các tiết học.
+ Hành vi: Thường xuyên không ghi chép bài hoặc xin ra
ngoài rất lâu trong một số tiết học. Thường xuyên không làm bài tập, học
bài cũ. Trong giờ học thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, không
tập trung học tập.
- Khả năng học tập: học yếu nhiều môn
- Sức khỏe thể chất: bình thường
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô):
+ Với thầy cô: Tôn trọng, lễ phép với giáo viên. Tuy
nhiên, có nhiều lúc chưa chuẩn mực, khéo léo trong sử dụng ngôn ngữ.
+ Với bạn bè: Học sinh luôn hòa đồng, gần gũi, cởi mở.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: có quan
hệ tốt với các thành viên. Nhưng thường được mẹ cưng chiều, một số thành viên
khác có cảm nhận em P không thông minh, không có niềm tin vào em P.
- Điểm mạnh: HS nhanh nhẹn, hoạt bát, tương đối hoà đồng với
bạn bè.
- Hạn chế: bị hổng kiến thức, chưa có mục tiêu học tập, không
tập trung trong các tiết học.
- Sở thích:
- Đặc điểm tính cách: nhanh nhẹn, có quan hệ bạn bè tốt với một
số bạn học…
- Mong đợi: khắc phục việc hổng kiến thức để thi đậu vào lớp
10.
2.
Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh
- Không có hứng thú trong giờ học
- Không chủ động với giáo viên, bạn bè về việc học
- Tự ti về khả năng học tập của chính mình
- Kết quả học tập không tốt
3.
Xác định vấn đề của học sinh
Do hổng kiến thức từ lớp dưới nên càng học lên thì
càng không hiểu bài. Mất niềm tin vào bản thân do một số thành viên trong gia
đình không tin vào năng lực của HS. Chưa có mục tiêu trong học tập và chưa có ý
chí vươn lên.
4.
Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
+ Giúp HS có niềm tin vào bản thân, xoá bỏ cảm giác tự ti, tạo
động lực học tập.
+ Khắc phục tình trạng hổng kiến thức,
- Hướng tư vấn, hỗ trợ
+ Giúp HS thấy được những ưu điểm (đây là vấn đề quan trọng),
hạn chế của bản thân. Giúp em định hướng mục tiêu của việc học từ đó có động lực
để học tập.
+ Giúp HS thấy được những môn học cần khắc phục tình
trạng hổng kiến thức, các nguồn lực giúp HS có thể khắc phục hiệu quả tình trạng
này.
- Nguồn lực: GVCN, GVBM, CMHS, bạn học của HS…
- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong
tư vấn, hỗ trợ học sinh: gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, zalo
5.
Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
- Qua trao đổi trực tiếp với HS, CMHS, những người bạn
học chơi thân để nắm bắt cụ thể nhất về khả năng học tập, tính cách, tâm lý,
hoàn cảnh gia đình… của HS.
- Trò chuyện
trực tiếp với HS để giúp HS thấy được những suy nghĩ, mong muốn, ưu điểm, hạn
chế của bản thân. Giúp HS biết được lợi ích trước mắt và lâu dài của kiến thức
trong hiện tại cũng như tương lai.
- Trao đổi với
PH để hạn chế bớt các lời chê bai, những lời nói không tốt đối với HS ở gia
đình. Đồng thời PH biết động viên, quản lý tốt thời gian ở nhà của HS.
- Phối hợp với
GVBM tăng cường hỗ trợ HS (với cả những HS khác) củng cố những kiến thức bị hổng.
- Trong lớp,
GVCN tạo nên môi trường hỗ trợ học tập giữa các bạn. HS học tốt môn nào sẽ hỗ
trợ cho bạn học yếu môn đó. Trong đó đặc biệt chí trọng hỗ trợ những HS học yếu
nhưng không để cho các bạn cần hỗ trợ cảm giác mình là người được giúp đỡ vì
mình học dở.
- GVCN đình hướng
để HS có thể tự bổ sung kiến thức qua các kênh học khác như youtube, một số
website hỗ trợ học tập.
- Thông qua
trò chuyện trực tiếp, ban cán sự lớp, HS hỗ trợ để nắm bắt ý thức, thái độ học
tập của HS…. Đồng thời biết được những vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng để kịp thời
điều chỉnh.
- Qua một số
tiết HSCN, giáo viên có những gớp ý, khen ngợi đối với cá nhân em P cũng như
các bạn có động lực cùng học, cùng tiến bộ.
6.
Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh.
Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề
ra, giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những điều chưa làm được,
lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên
quan.
Ngoài ra, sau khi tổng kết những thay đổi, sự tiến bộ
của học sinh giáo viên sẽ đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa
hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo.