ĐỀ THI VÀO LỚP 10 AN GIANG 2022
THỜI GIAN: 120 PHÚT
I. ĐỌC HIỂU
(4.0 điểm)
Đọc văn bản:
[1] Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông trung niên
sống với đứa con trai. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo
chơi. Cậu con trai vô cùng hào hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn
lượn thì dừng lại.
Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi
con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được tiếng gì
khác không?”
Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha
ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”
Người cha nói tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe
ngựa trống, không chở gì cả.”
Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta còn
chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”
Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận
ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng
to.”
Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người
thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mồi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời
lẽ ba hoa, thô lỗ để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp
người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai
mình: “Xé ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”
[2] Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, khiêm nhường
để nói chuyện với người khác thi sẽ tránh được việc cãi vã, hiềm khích giữa đôi
bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lăng nghe, thấu cảm với người
khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính minh!
Cho nên, sông sâu tĩnh lặng, lúa chín củi đầu
luôn là phương châm tu dưỡng đạo đức, quan hệ ứng xử cân thiết trong cuộc sống
của mỗi người.
(Theo Báo Giáo dục và Thời đại Online,
Người càng hiểu biết càng khiêm nhường, 03/8/2016)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính
cùa phần [1] văn bản. (0,5 điềm)
Câu 2. Xét về thành phần câu, cụm từ: “Cha
ơi” trong câu: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”
thuộc thành phần biệt lập gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định tên và chỉ ra phần phụ trước,
phần trung tâm và phần phụ sau của cụm từ: “một chiếc xe trống không”.
(0,5 điếm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung ý
nghĩa hai cụm từ: “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”? (0,75 điểm)
Câu 5. Nếu thay từ “cúi” bằng từ “gục” trong
cụm từ: “lúa chín cúi đầu” thì ý nghĩa cụm từ có thay đổi không? Vì sao? (0,75
điểm)
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với
em rút ra từ văn bản trên. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người lao động
qua các khổ thơ sau trích từ bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
[…]
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
[…]
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Hồng Gai, 4 – 10 –
1958
(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 139 – 140)