MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đáp án đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hoá

Gửi đến thầy cô, các em HS đề thi và đáp án môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) năm 2022.

ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN LAM SƠN – THANH HOÁ 2022

THỜI GIAN: 120 PHÚT

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ:

tôi ước mình là một cái cây

thi thoảng có chim tới hót

con chim sâu bé bỏng nhảy nhót

chẳng cần biết thế giới ra sao

 

một cái cây xanh đến từng chiếc lá

buổi sớm tỏa dưỡng khí

ban đêm hứng ánh trăng

một cái cây lang thang

dù đứng im một chỗ

(Trích Tôi thích mình là một cái cây, Thanh Thảo,

Dẫn theo Đọc một bài thơ, NXB Đại học Vinh, 2021, tr.173)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, cái câytôi ước được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ sau:

một cái cây xanh đến từng chiếc lá

buổi sớm tỏa dưỡng khí

ban đêm hứng ánh trăng

Câu 4. Nếu có một điều ước, anh/chị có ước mình là một cái cây giống như tác giả không? Vì sao?

Đề Ngữ văn thi vào 10 Thanh Hoá 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá năm 2022

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống là chính mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long,

SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.185)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những con người lao động thầm lặng.

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Đang cập nhật

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo