MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

SGV Ngữ văn 7 KNTT bản word: Bài 2 Khúc nhạc tâm hồn

BÀI 2. KHÚC NHẠC TÂM HN (12 tiết)

(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

I. YÊU CẦU CN ĐẠT

           Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

           Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.

           Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

           Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

           Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.

SGV bản word Khúc nhạc tâm hồn

II. CHUẨN BỊ

     1. Tri thức ngữ văn cho GV

Về thể thơ bốn chữ, năm chữ

      Tên gọi của thể thơ

Thề thơ này có những tên gọi khác nhau. Trong cuốn Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại), Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức gọi đầy là thể bốn từ, năm từ. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 gọi đây là thể bốn chữ, năm chữ. Căn cứ dùng để phân loại nguvanthcs.com các thể thơ thường là số lượng tiếng trong mỗi dòng. Gọi đầy là thơ bốn từ, năm từ sẽ không tương thích với đơn vị tính, vì tiếng Việt có nhiều từ gốm hai tiếng, ba tiếng, thậm chí bốn tiếng. Gọi là thơ bốn chữ, thơ năm chữ thì chỉ đúng khi bài thơ được viết ra, còn khi đọc, nó chỉ tồn tại dưới hình thức các tiếng. Thuật ngữ tiếng cũng phù hợp để chỉ đơn vị ngôn ngữ xuất hiện trên văn bản. Vì thế, tên gọi thơ bốn tiếng, thơ năm tiếng chắc hẳn là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, theo cách gọi tên trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 và cũng là cách gọi quen thuộc lâu nay, SHS và SGV Ngữ văn 7 đều dùng thuật ngữ thơ bốn chữ, thơ năm chữ.

      Sự ra đời và vận động của thể thơ bốn chữ và năm chữ

-      Thơ bốn chữ và thơ năm chữ có nguồn gốc từ những sáng tác ra đời từ rất sớm trong lịch sử thơ ca Việt Nam, trước hết là những câu vè và đồng dao.

-      Từ những sáng tác đầu tiên này, người xưa đã kết hợp lại để tạo thành những thể khác nhau, ví dụ như một dương với một dương - hai chữ với hai chữ - thành thể bốn chữ như bài: Bồ cu, bồ các/ Tha rác lên cấy/ Gió đánh lung lay... hoặc một âm một dương - hai chữ với ba chữ - thành thể năm chữ như bài: Cơm treo, mèo nhịn đói; Ăn xôi chùa, ngọng miệng...

Sự gia tăng về số lượng tiếng dẫn đến sự phối hợp không phải chỉ đơn thuần về nhịp điệu âm tiết, mà còn cả vế nhịp điệu của sự biểu hiện cảm xúc và tư duy. Điều này khiến hình thức của thơ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.

-     Thề bốn chữ khá phổ biến trong dân ca, vè và đổng dao. Thể thơ này chủ yếu dùng vần chân và vần lưng. Thể năm chữ phổ biến trong hát giặm Nghệ Tĩnh. Mỗi bài hát giặm năm tiếng gốm nguvanthcs.com nhiều khổ, khổ ngắn ít nhất cũng có năm cầu. Câu thơ thường gốm 2 nhịp 3/2 hoặc 2/3, vần chân liên tiếp (bằng hoặc trắc) với nguyên tắc vần cuối khổ phải là vần trắc thì mới láy và hát được.

-     Thể thơ năm chữ cũng được dùng phổ biến thời trung đại (gọi là thơ ngủ ngôn, gồm ngũ ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn cổ phong), chẳng hạn như: Ra xem vườn sau khi trời mưa (Nguyễn Gia Thiều), Sở Kiến hành (Nguyễn Du), Dạo phùng ngã phu (Cao Bá Quát), Đêm mùa hạ (Nguyễn Khuyến),...

-     Trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), các nhà thơ cũng sử dụng thơ bốn chữ, năm chữ. Tuy nhiên, nếu thơ bốn chữ dân gian thường dùng để kể chuyện, nói lối tạo nên những bài vè thì thơ bốn chữ trong phong trào Thơ mới có chất trữ tình, biểu hiện nội tâm kết hợp với miêu tả cảnh thiên nhiên. Thơ bốn chữ trong Thơ mới thường không dùng vần lưng mà dùng vần chân loại gián cách, hoặc liên tiếp hoặc vần ôm.

Một số nhà Thơ mới cũng tiếp nhận thể thơ năm chữ đã có trong thơ ca dân gian (phổ biến là lối hát giặm Nghệ Tĩnh) và các loại thơ cổ phong (ngũ ngôn cổ phong) và thơ Đường (ngũ ngôn Đường luật) để sáng tác nên những bài thơ có giá trị như Ông đồ của Vũ Đình Liên, Tình quê của Hàn Mặc Tử, Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Viễn khách của Xuân Diệu,... Mạch thơ mở rộng hơn; tứ thơ bay bổng; tình cảm thiết tha, ý nghĩa sâu sắc; sự sắp xếp hài hoà tiết tấu và thanh điệu là những đặc điểm nổi bật làm nên sức hấp dẫn của thể thơ năm chữ trong Thơ mới so với sự gò bó của thế thơ ngủ ngôn Đường luật.

-     Từ sau năm 1945, thể thơ bốn chữ, năm chữ vẫn tiếp tục được các nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo. Các bài thơ thường hướng đến những hình ảnh, sự việc và con người được khai thác trực tiếp từ hiện thực đời sống, nhất là hiện thực của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ngôn nguvanthcs.com ngữ thơ giản dị, trong sáng. Hoà cùng với giọng điệu chung của thơ dân tộc, thơ bốn chữ, năm chữ thời lờ này thường chan chứa chất trữ tình cách mạng và âm hưởng anh hùng ca, tương ứng với một thời hào hùng của dân tộc.

• Một số yếu tố hình thức của thơ bổn chữ và thơ năm chữ

-     Mỗi dòng trong bài thơ bốn chữ có bốn tiếng, mỗi dòng trong bài thơ năm chữ có năm tiếng. Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

-     Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vần có thể được gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách); cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp);... Ngoài ba cách gieo vần mà SHS đề cập đến, thơ bốn chữ, năm chữ còn có một số cách gieo vần khác như dòng đu, dòng cuối của khổ bắt vần chân với nhau; hai dòng giữa bắt vần chân với nhau (vẩn ôm); ba dòng liền bắt vần với nhau. Điều này cho thấy sự phong phú nguvanthcs.com của cách gieo vần trong tho bốn chữ, năm chữ. Tuy nhiên, SHS chỉ giới thiệu một sổ cách gieo vần cơ bản để HS không cảm thấy phức tạp và các em có thể dễ làm theo hơn.

-      Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Nhịp thơ nhanh tạo cho bài thơ bốn chữ, năm chữ âm điệu chắc khoẻ. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thề hiện trong bài thơ.

Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô hay tính chất tiêu cực của đối tượng được nói đến hoặc không nói trực tiếp điếu muốn nói.

Thực chất, đây là hai biện pháp tu từ khác nhau: biện pháp tu từ nói giảm và biện pháp tu từ nói tránh, nhưng do chúng có nhiều điểm tương đổng nên chương trình và SGK gọi bằng một tên chung để góp phần làm cho các nội dung dạy học tiếng Việt trở nên đơn giản hơn. Trong hội thoại hằng ngày, nói giảm được dùng để thể hiện thái độ lịch sự, ý tứ của người nói khi nhận xét, đánh giá, ví dụ: Bức tranh này anh vẽ chưa được đẹp lắtn. Trong VB khoa học, để thể hiện ý kiến, quan điểm với thái độ thận trọng, nghiêm túc, người viết cũng dùng nói giảm. Ví dụ: Luận cứ này chưa thực sự thuyết phục-, Nguồn tài liệu này chưa thực sự đáng tin cậy. Nói tránh nhằm mục đích không gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hoặc để giữ phép lịch sự. Ví dụ, hai dòng thơ Đã ngừng đập một quả tim/ Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng (Thu Bồn, Gửi lòng con đến cùng Cha) đã dùng nói tránh để không gây cảm giác đau buốn khi nhắc đến cái chết.

Nói giảm nói tránh có thể được thực hiện bằng nhiều cách:

-      Dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ định diễn đạt nhưng có sắc thái biểu cảm nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là từ Hán Việt.

Ví dụ: Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Đày là cuốn sách dành cho người khiếm thị.

-      Dùng cách nói phủ định tương đương về nghĩa bằng cách sử dụng từ không chưa kết hợp với từ trái nghĩa.

Ví dụ: Bài văn này dở lắm. -> Bài văn này chưa hay.

-      Dùng cách nói vòng hay cách nói bóng gió.

Ví dụ: Em học kém lắm. -> Em cần cố gắng nhiêu hơn nữa trong học tập.

□ Tài liệu tham khảo

GV có thể tham khảo một số tài liệu vế lí luận văn học và Việt ngữ học sau:

1.    Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học vởn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2017.

2.     Hà Minh Đức (Chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

3.     Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

4.     Đinh Trọng Lạc, 99phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994. Ngoài ra, GV cũng có thể đọc thêm một số sáng tác, bài viết của các nhà văn, nhà thơ có liên quan:

1.     Nguyễn Khoa Điểm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011.

2.     Vũ Quẩn Phương, Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

3.     Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015.

2. Phương tiện dạy học

Máy tính, máy chiếu, đoạn phim ngắn, tranh ảnh, bài thơ, bài hát về anh bộ đội, chiến tranh, làng quê,...

TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THC NG VÃN

Hoạt động 1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Giới thiệu bài học là một hoạt động quan trọng giúp HS nắm được mục đích cơ bản của bài học, đồng thời cũng khơi gợi hứng thú khám phá của HS. Có nhiều cách giới thiệu bài học nên GV cần sáng tạo và linh hoạt trong vận dụng phần này vào tổ chức dạy học.

Gợi ý về hình thức tổ chức dạy học và nội dung của phần Giới thiệu bài học: GV yêu cầu HS đọc hai đoạn văn và nêu câu hỏi:

-       Theo em, đoạn văn thứ nhất cho biết chủ đế bài học là gì?

-      Cho biết thể thơ được nêu trong đoạn văn thứ hai.

Phần Giới thiệu bài học có hai ý:

-      Ý thứ nhất giới thiệu chủ đề của bài học. Chủ đề của bài học này là tình cảm yêu thương của con người đối với thế giới xung quanh. Tình cảm ấy bắt nguồn từ tình yêu gia đình, theo thời gian, lan toả, lớn lên thành tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,... Thơ ca đã diễn tả những lời từ trái tim ấy thông qua một ngôn ngữ giàu nhạc tính, trở thành những khúc nhạc của tâm hồn.

-      Ý thứ hai giới thiệu hai VB thơ và một VB cũng viết vê' chủ để tình yêu thương nhưng thuộc thể loại tản văn. Hai VB đầu hướng tới mục tiêu giúp HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của thơ bốn chữ và năm chữ.

VB Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư là một VB kết nối vế chủ đề với VB 1 và VB 2. Đây là một tản văn tái hiện cảm xúc, tình cảm, những rung động tinh tế của nhà văn trước thiên nhiên và cuộc sống nguvanthcs.com con người khi thời tiết chuyển sang mùa gió chướng. Để khai thác VB này, GV chủ yếu tập trung làm nổi bật tâm trạng, cảm xúc và tình cảm gắn bó thiết tha đối với thiên nhiên và cuộc sống vùng Nam Bộ của tác giả.

Hoạt động 2. Khám phá Tri thức ngữ văn

-      GV hướng dẫn HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SHS, trang 39 trước khi đến lớp để bước đầu tìm hiểu về những đặc điểm của thể thơ bốn chữ và thơ năm chữ, nhận biết và hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

-      Do phần Tri thức ngữ văn của bài học khá phong phú, vì vậy, trên lớp, GV không nên tổ chức cho HS tìm hiểu cùng lúc tất cả các nội dung mà nên phân bố theo cách kiến thức cần ở đâu thì cung cấp ở đó. Chẳng hạn kiến thức về thể thơ bốn chữ, năm chữ cần được tổ chức cho HS tìm hiểu trước khi học 2 VB Đồng dao mùa xuănGặp lá cơm nếp. Còn kiến thức về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thì chỉ nên nhắc qua ở đầu bài học vì có liên quan đến việc đọc hiểu các VB thơ, nhưng việc phân tích kĩ khái niệm và cho HS thực hành nhận biết biện pháp tu từ này thì phải chờ đến tiết thực hành tiếng Việt.

-      GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm. Mỗi nhóm cùng tìm hiểu nội dung ở phẩn Tri thức ngữ văn và thể hiện kiến thức tiếp nhận được dưới dạng sơ đổ tư duy hoặc bảng, nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ và năm chữ... Mỗi nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, trao đổi về phẩn trình bày của nhóm bạn. GV hệ thống hoá lại kiến thức để giúp HS nắm vững. Thay vì tổ chức cho HS tìm hiểu, trao đổi kiến thức về thể thơ bốn chữ, thơ năm chữ trước khi đọc hiểu các VB 1 và VB 2, GV có thể có một lựa chọn khác là cho HS tiếp nhận kiến thức về các thể thơ ngay trong quá trình đọc hiểu những VB này.

ĐỌC VĂN BN VÀ THỰC HÀNH TING VIỆT

VĂN BẢN 1. ĐNG DAO MÙA XUÂN

(Nguyễn Khoa Điềm)

1.     Phân tích yêu cu cần đạt

-      HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong bài thơ; đặc điểm vần, nhịp của thể thơ bốn chữ qua tìm hiểu bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

-      Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh thơ (người lính trẻ, khung cảnh trận chiến trên rừng Trường Sơn), biện pháp tu từ (nói giảm nói tránh, điệp ngữ,...).

-      HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ, biết ơn những người đã góp phẩn làm nên cuộc sống hôm nay và trân trọng những gì mà các em đang có.

2.     Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động 1. Khởi động

SHS đặt ra hai yêu cầu trước khi đọc:

-                  Thứ nhất là yêu cầu huy động tri thức của HS về thề loại. Ở tiểu học, các em đã được học những bài thơ bốn chữ, tuy nhiên, ở bậc học này, các em chưa được hình thành đầy đủ kiến thức về thể thơ. Vì vậy, ở phần trước khi đọc này, SHS chỉ đặt ra yêu cầu nêu ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, kể được tên một số bài thơ bốn chữ, chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ mà em yêu thích. GV có thể tổ chức hình thức thi đọc thơ để kích thích hứng thú của HS.

- Thứ hai là yêu cầu huy động trải nghiệm thực tế liên quan đến chủ đề. Để thực hiện yêu cầu này, GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm. Có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học để hỗ trợ, chẳng nguvanthcs.com hạn, kĩ thuật KWLH để tổ chức hoạt động này. GV hướng dẫn HS điền thông tin vào cột K và w ở hoạt động Trước khi đọc. Còn cột L và H sẽ ghi sau khi học xong bài thơ. Gợi ý về biểu đồ KWLH cho bài học:

K (What we known) (Liệt kê những điều em đã biết về anh bộ đội)

W (What we want to learn) (Liệt kê những điều em muốn biết thêm về anh bộ đội)

L (What we learned) (Liệt kê những điều em đã biết vể anh bộ đội sau khi học bài thơ)

H (How can we learn more) (Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu như thế nào về anh bộ đội?)

 

 

 

 

Hoạt động 2. Đọc văn bản

HS cần được khuyến khích đọc VB trước khi đến lớp. GV đọc mẫu, chú ý thể hiện được nhịp điệu của bài thơ, sau đó yêu cầu một số HS đọc toàn VB.

Trước khi HS đọc VB, GV hướng dẫn HS theo dõi số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp để nắm được những yếu tố đặc trưng của thể thơ bốn chữ. Đng thời, GV lưu ý HS hình dung được hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” và hình ảnh người lính nằm lại chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Hoạt động 3. Khám phá văn bản

Mục tiêu chính trong phần đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là giúp HS phát triển kĩ năng đọc VB thơ bốn chữ và bối dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn những người đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay. Vì vậy, hệ thống câu hỏi sê hướng tới khai thác những đặc điểm của VB thơ cũng như những giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Xuất phát từ mục tiêu đó, SHS xây dựng hệ thống câu hỏi sau khi đọc theo các nhóm: nhóm câu hỏi tập trung hướng dẫn HS nhận biết (câu 1, 2) những đặc điểm hình thức thơ bốn chữ; nhóm câu hỏi phân tích, suy luận (câu 3, 4) khám phá những giá trị nội dung của bài thơ và nhóm câu hỏi đánh giá, vận dụng (cầu 5, 6) nhằm xem xét ưu thế của thể thơ bốn chữ (thường dùng để sáng tác đóng dao) trong việc chuyển tải thông điệp của bài thơ. Hệ thống câu hỏi này nên được sử dụng linh hoạt như tách, ghép, bổ sung những câu hỏi có tính gợi ý, dẫn dắt phù hợp với đối tượng HS, hướng đến mục tiêu giúp HS phát triển kĩ năng đọc một bài thơ thuộc thể bốn chữ. Đây cũng là cách để GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài thơ Đồng dao mùa xuân.

GV có thể cấu trúc hoạt động Khám phá văn bản thành các nội dung: 1. Đặc điểm vế vần, nhịp, khổ của bài thơ (câu 1, 2); 2. Hình ảnh người lính (câu 3, 4); 3. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính (5, 6).

Câu hỏi 1

-    Câu hỏi 1 đặt ra yêu cầu tìm hiểu một đặc điểm hình thức của bài thơ bốn chữ. Đó là sự phân chia khổ trong bài. GV có thể gợi ý HS xác định số lượng khổ trong bài, chú ý những khổ thơ có số lượng dòng khác với các khổ khác.

-     Bài thơ được chia thành chín khổ. Hẩu hết các khổ đều có bốn dòng. Tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại. Khổ một kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, gồm ba dòng thơ, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh... Khổ hai kể vể sự ra đi của người lính chỉ vỏn vẹn trong hai dòng - diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc.

Câu hỏi 2

-    Câu hỏi 2 đặt ra yêu cầu tìm hiểu những đặc điểm hình thức của bài thơ bốn chữ như số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

GV có th gợi ý cho HS lập bảng rồi yêu cầu HS hoàn thiện. Bảng này có thể được thiết kế để trình chiếu:

 

Đặc điểm

Tác dụng

Số tiếng trong mỗi dòng

 

 

Cách deo vần

 

 

Ngắt nhịp

 

 

- GV có thể tổ chức cho HS thi xác định các đặc điểm của bài thơ: chia lớp thành hai đội, trong khoảng thời gian quy định, mỗi đội cử một thư kí ghi trên bảng câu trả lời của các bạn trong đội. Hết giờ, GV yêu cầu thành viên hai đội tự xác định câu trả lời đúng của đội bạn. GV làm trọng tài kết luận phương án trả lời.

+ Mỗi dòng thơ có bốn tiếng, rất ngắn gọn, như một nét chạm khắc rất dứt khoát, rất sắc nét, góp phần tạc vào kí ức độc giả hình tượng người lính đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc giữa lúc tuổi đang còn rất trẻ.

+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ: lính - bình, lửa - nữa.

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

 

Một ngày hoà bình

Anh không về nữa.

+ Trên nền nhịp chẵn (2/2) được hình thành một cách tự nhiên (do tính bình ổn của cảm xúc và thói quen ưa sự nhịp nhàng khi làm thơ của người Việt chi phối), nhà thơ đã dụng công tạo nên các biến tấu linh hoạt. Chẳng hạn, khi đọc năm dòng đầu, người đọc có thể ngắt nhịp cụ thể như sau:

Có / một người lính

Đi vào / núi xanh

Những năm / máu lửa.

Một ngày / hoà bình

Anh / không về nữa.

Nhịp nn 2/2 khiến bài thơ mang giọng điệu đồng dao. Những biến tấu rất tự nhiên ghi lại chân thực cảm xúc riêng của nhà thơ và truyền được đến độc giả cảm xúc đó. Nhịp 1/3 ở dòng một đã tách riêng động từ chỉ sự tổn tại có, khắc sâu ấn tượng về sự hiện diện của người lính, đối lập với dòng thơ thứ năm cũng có nhịp 1/3 nhấn mạnh sự không về của anh. Thế tương phản có - không nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo