SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC
2022 – 2023 Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên) Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề) (Dành cho thí sinh thi vào
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) |
Câu 1. (4,0 điềm)
GHÉT CÁI RĂNG KHỂNH
Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái
răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó:
- Ha ha, bừa cào
kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi!
Từ đó, tôi không
dám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều".
Một hôm, bố tôi hỏi:
- Sao dạo này bố
không thấy con cười?
Tôi nói:
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Đơn giản thôi. Khi
cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười.
- Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí.
- Tại sao vậy? Bố ngạc
nhiên. Ai nói với con?
- Không ai cả, nhưng
con biết nó rất xấu, xấu lắm bố
ơi!
- Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!
- Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh?
- Ái chà! Bố bật cười.
Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn.
Đáng lý con phải tự
hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kỳ lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kỳ lạ. Có người có một
cái mũi kỳ lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy.
Con sẽ biết rất nhiêu điều bí
mật về nhũng người xung
quanh mình. [...]
(Nguyễn
Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, 2022, tr. 18-19)
Trình bày suy nghĩ của em
về thông điệp rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Bàn về ý nghĩa của chi tiết trong văn xuôi, Puskin cho rằng đó là cái
vặt vãnh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mặt mọi người.
(Dân theo K.G Paustovsky, Bông hồng vàng & Bính mình mưa,
Kim Ân - Mộng Quỳnh dịch, NXB Văn học, 2017, tr. 138)
Qua một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn THCS, em hãy làm sáng
tỏ quan điểm của Puskin.
- HẾT –
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC
2022 – 2023 |
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (chuyên)
Câu 1. (4,0 điểm)
I. YÊU CẦU
1. Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn cần có kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Cần khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
2. Về nội dung
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây
lả một số gợi ý:
a. Giải thích
- Cái răng khểnh là nét riêng của nhân vật tôi
nhưng nó bị các bạn chê bai, giễu cợt khiến tôi tự ti, đau khổ. Điều kỳ lạ riêng là những đặc điểm riêng biệt, không giống với số đông, khác với những chuần
mực chung của xã hội, góp phần tạo nên giá trị độc đáo cùa mỗi con người.
- Quan sát để biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình là sự chú ý để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn, những giá trị độc đáo của người khác.
- Thông điệp rút ra từ câu chuyện: Mỗi cá nhân luôn
tiềm ẩn những vẻ đẹp, những giá trị riêng cần được khám phá, phát hiện và trân
trọng.
Lưu ý: Thí sinh có thể rút ra những thông điệp khác nhưng hợp lí (nhận thức đúng giá trị cùa bàn thân; sống lạc quan...).
Thí sinh có thể triển khai phần bàn luận về thông điệp đã rút ra từ câu
chuyện theo nhiều cách khác nhau. Nếu học sinh lựa chọn thông điệp như gợi ý ở phần giải thích thì phần bàn luận được triển khai theo định hướng sau:
- Mỗi người là một cá thể với những năng lực, thế mạnh riêng. Đó là cơ sở, điều kiện để tạo nên vẻ đẹp,
giá trị của một con người.
- Việc khám phá, phát hiện và trân trọng giá trị
riêng của mỗi cá nhân là cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa: giúp mỗi người nhận thức đúng giá trị bàn thân, tự
hào về chính mình, dám bộc lộ và phát huy những thế mạnh; biết tôn trọng người khác và tạo điều kiện cho sự phát triển của những
cái khác biệt; giúp mỗi cá nhân có cơ hội khẳng định già trị bản thân và đóng góp vào sự phát triển phong phú của xã hội...
- Phê phán những người không nhận thức được giá trị
bàn thân, đánh mất chính mình hoặc những người xem thường, không tôn trọng người
khác... Tuy nhiên, khám phá, khẳng định giá trị riêng
không đồng nghĩa với ảo tưởng về những năng lực mình không có.
- Nhận thức đúng giá trị của bản thân và tầm quan trọng
của việc phát huy những giá trị đó để góp phần làm đẹp cuộc đời.
- Cố gắng hoàn thiện và nỗ lực khẳng định giá trị bản
thân; tôn trọng và tạo điều kiện để người khác phát huy nàng lực của họ...
II. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc. Có thể còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Xác định đúng vấn đề nghị luận,
triển khai hợp lí, ý tương đối sâu nhưng đôi chỗ còn hạn chế về kĩ năng. Bố cục
rõ.
- Điểm 2: Xác định đúng vấn đề nghị luận,
bài viết có ý nhưng còn sơ sài, lan man,
mắc nhiều lỗi diễn đạt. Bố cục chưa rõ.
- Điểm 1: Hiểu vấn đề nhưng kĩ năng nghị luận
kém, bài viết chung chung, thiếu định
hướng, mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hiểu sai yêu
cầu của đề bài. ’
Câu 2. (6,0 điểm)
I. YÊU CẦU
1. Về kĩ nàng
- Biết cách làm bài văn phân tích, chứng minh một ý kiến bàn về văn học. Bố cục
rõ ràng, chặt chẽ, cân đối; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
- Biết xây dựng luận điểm và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
2. Về nội dung
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các nội dung cơ bán sau:
a. Giải thích
- Chi tiết trong văn xuôi là cái vặt vãnh không dễ nhận
thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mặt mọi người: chi tiết là các tiểu tiết trong tác phẩm văn xuôi nhưng có giá trị tạo hình, biểu
cảm, có khả năng khái quát, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
- Puskin khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của chi tiết trong tác phẩm văn xuôi.
b. Phân tích, chứng minh
- Chi tiết tham gia vào quá trình tổ chức cốt truyện và là chất
liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật, giúp cho hình tượng trở nên cụ thể, gợi
cảm, sống động, vừa cá biệt vừa khái quát. Nhờ đó, bức
tranh hiện thực đời sống được tái hiện một cách chân thực, sinh động.
- Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và bộc lộ tư tưởng, tài năng của tác giả.
- Gợi ý một số chi tiết trong các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ
văn THCS mà thí sinh có thể lựa chọn để chứng minh:
+ Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong Chuyện người
con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): tạo kịch tính cho câu chuyện nhằm tô đậm nỗi
oan khuất của Vũ Nương; thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước số
phận bi kịch của người phụ nữ thời trung đại; bộc lộ tấm lòng nhân đạo và tài
năng cùa Nguyễn Dữ.
+ Ý nghĩa của chi tiết lão Hạc tự tử bằng bã chó trong Lão Hạc (Nam
Cao): tạo kết thúc bất ngờ nhằm làm nổi bật tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của lão Hạc, thể hiện niềm thương xót trước số phận bi thảm và thái độ trân trọng
vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám; bộc lộ tấm lòng nhân đạo và tài năng của Nam Cao.
+ Ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng): tạo nên một biểu tượng nghệ
thuật đặc săc nhằm khắc họa tình thương con sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh; khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con
thiêng liêng, cao đẹp; bộc lộ tấm lòng và tài năng của Nguyễn Quang Sáng.
c. Đánh giá
- Sáng tạo chi tiết đặc sắc, độc đáo là một yêu cầu
không thể thiếu đối với quá trình sáng tác của
nhà văn, là cơ sở góp phần tạo nên tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật.
- Quan điểm đúng đắn, sâu sắc; đặt ra yêu cầu về tài năng, sáng tạo của người nghệ sĩ; giúp bạn đọc khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn xuôi.
II. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 6: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên,
bài viết có cảm xúc. Có thể còn mắc
một vài sai sót nhỏ. • '
- Điểm 4-5: Hiểu yêu cầu của đề, xác định được một số ý cơ bản nhưng kĩ năng phân tích, chứng minh còn vài chỗ hạn
chế, mắc một số lỗi về diễn đạt. Bo cục rõ .
- Điểm 2-3: Hiểu yêu cầu của đề nhưng còn thiếu một số ý, kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế, phân tích chung chung, mắc nhiều lỗi
diễn đạt. Bố cục chưa rõ.
- Điểm 1: Hiểu yêu cầu của đề mơ hồ, kĩ năng nghị luận kém,
phân tích chung chung, thiếu định hướng, mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hiểu sai yêu cầu của đề
bài.