MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Kế hoạch bài dạy Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giới thiệu đến quý thầy cô bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức gồm Giáo án Sinh 10 KNTT file word và Giáo án Sinh 10 KNTT file powerpoint. Đây là KHBD được thực hiện bám sát mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giáo án Sinh học 10 KNTT
Kế hoạch bài dạy Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Điểm đặc biệt của bộ KHBD Sinh học 10 KNTT

- Đây là tài liệu được các thầy cô cùng nhau biên soạn và chia sẻ đến tất cả giáo viên dạy môn Sinh học cấp THCS.

- Tài liệu được đồng bộ giữa word và powerpoint.

- Đây là tài liệu hoàn toàn miễn phí. Nên rất mong quý thầy cô tiếp tục chia sẻ để lan toả điều tốt đẹp trong cộng đồng giáo viên của chúng ta.

2. Tải về bộ giáo án Sinh 10 KNTT:

Hi vọng bộ giáo án sẽ mang đến cho thầy cho nhiều thuận lợi khi soạn KHBD Sinh 10 cho riêng mình. 

3. Đoạn minh hoạ KHBD Sinh 10 KNTT

PHẦN MỞ ĐẦU

BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-        Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

-        Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

-        Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày, với sự phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề toàn cầu; mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội.

-        Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.

-        Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai, tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và các thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.

-        Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn để xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2. Năng lực

-        Năng lực chung:

      Năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.

      Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.

      Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.

      Năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học: thông qua các hoạt động nghiên cứu tình huống giả định.

-        Năng lực riêng:

      Nhận thức Sinh học:

+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).

+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

3. Phẩm chất

-        Yêu thích môn học: thấy được vai trò quan trọng của sinh học trong các mặt của đời sống xã hội, từ đó thêm yêu thích và hăng say tìm hiểu, học tập môn Sinh học.

-        Có hành động thiết thực như tuyên truyền, làm gương trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững.

-        Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-        SGK, SGV, Giáo án.

-        Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

-        Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-        SGK, SBT Sinh học 10.

-        Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS; dẫn dắt vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sự sống quanh ta”.

- GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.

- HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo