MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đáp án đề Ngữ văn thi vào 10 Bình Định 2022

ĐỀ NGỮ VĂN THI VÀO LỚP 10 BÌNH ĐỊNH 2022

Thời gian làm bài: 120 phút

XEM THÊM:

Đề thi chuyên Ngữ văn vào lớp 10 Đà Nẵng năm 2022

Đáp án đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Bắc Ninh 2022

Đáp án đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Bến Tre 2022

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 An Giang 2022

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Vũng Tàu 2022

Đáp án đề Ngữ văn thi vào 10 Bình Định 2022

Phần I: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đề Ngữ văn thi vào 10 Bình Định 2022
Đáp án đề Ngữ văn thi vào 10 Bình Định 2022

(...) Giống như mồi ngày đều có thề nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp. chúng ta cảm tháy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen ca chữúng ta. Nhưng nếu một ngày, có ngươi nói với chúng ta mặt trờì sẽ không mọc nữa chúng ta cm thấy thế nào? Tôi nghĩ, phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống giống như tôi.

B mẹ chúng ta cũng giống như mt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng chúng ta, cho chúng ta chỗ dựa và m áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rng đã quá muộn.

Vậy nên đừng tìm lí do... dù bận rộn đến mẩy, mệt mỏi thế nào. hãy dành cho bố mẹ chúng ta mt cái ôm, hi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Ch là chúng ta có nghĩ đến điều này hay không mà thôi.

(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi – Nhiều tác giả. Losedow dịch,

NXB Thế giới, 2022, tr  246, 247)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính ca đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mi chúng ta s cm thấy thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như một trời...”

Câu 4: Từ lời khuyên của tác già: “Vậy nên đừng tìm lí do... dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn” hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 đòng) trình bày suy nghĩ của em vsự quan tâm và nh cảm mà con cái dành cho ba mẹ.

Phần II. (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp ca bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

Ơi con chim chiền chiện

t chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ng văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.S5.56)

Bỗng nhận ra hương i

Ph vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về...

(Trích Sang thu Hu Thnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam  2018  tr 70)

-HẾT-

 

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kêt câu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp...

2. Đáp ứng yêu cầu đồi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triến năng lực của học sinh, hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ. cảm xúc, tinh cảm của người viét. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là họp lí, có sức thuyết phục.

3. Tồng điểm của toàn bài là 10,0 diểm, cho lẽ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cờ sở đó giám khảo có thề thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.

 

II. YÊU CẦU CỤ THỂ:

PHẦN

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

I

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,5

Câu 2. Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

0,5

Câu 3.

- Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.

0,5

- Tác dụng:

Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.

Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

0,5

Câu 4. Thí sính cẩn đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

2,0

* Đảm bào yêu cầu về hình thức đọan văn: Học sinh có thể trình bày đoạn văn thco cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ của em về sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho ba mẹ.

0,25

* Triển khai vấn đề nghi luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn dề nghị luận theo nhiều cách. Có thế theo hướng sau:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

- Bàn luận

a. Giải thích

Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ đó là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc, giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình.

b. Phân tích

Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ thể hiện ở:

Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.

Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.

Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

c. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội.

d. Liên hệ bản thân

Là một người con trong gia đình, chúng ta cần phải biết vâng lời, cố gắng học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Có những hành động hiếu thuận, yêu thương…

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng (1,0 điểm)

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; li lẽ xác đáng (0,75 điểm)

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng (0,5 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ cảm nhận và cách lập luận khác nhưng phải phù hợp.

1,0

* Chinh tả, ngữ pháp: Đám bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiêng Việt 

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chinh tả, ngữ pháp

0,25

* Sáng tạo: Thê hiện cảm nhận sâu săc về vân đê nghị luận; có cách diễn đạt mới

Hướng dẫn chẩm: Huy động được kiến thức và trái nghiệm của bản thân khi bàn luận có cái nhìn sâu sắc, chân thành về vấn đê; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

0,25

II

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ sau:

6,0

a. Đảm bảo cầu trúc bài nghi lun: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triền khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận: Cảm nhận của cm về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ.

0,5

c. Triển khai vn để nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết họp chăt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ:

- Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp gợi cảm và vĩnh hằng của nó.

- Hình ảnh thiên nhiên luôn được gợi lên với những bức tranh tuyệt đẹp qua biết bao tác phẩm sống mãi với thời gian.

- Mỗi lần đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, chúng ta lại bắt gặp những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống.

- Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thiên nhiên ở 2 mùa xuân - thu.

0,5

II. Thân bài:

1. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Hình ảnh mùa xuân của đất nước được lắng đọng, cảm nhận từ cái nhìn trìu mến, thiết tha của nhà thơ, hiện lên như một thế giới trong xanh, tỏa sáng và tươi non với những sắc màu và âm thanh thân quen và tươi mới.

Đường nét thật giản đơn: nền xanh của nước (của trời) hiện lên một bông hoa tím biếc giản dị, khiêm nhường. Đó là sự hòa điệu của sắc màu: màu hồ thủy của dòng sông, màu tím biếc hơi trầm của bông hoa nhỏ… Độ lắng của sắc màu cũng là độ lắng của cảm xúc. Mùa xuân đơn sơ, dịu nhẹ, làm nao lòng người…

- Một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, rộn rã âm thanh, sắc màu hiền hoà thơ mộng và cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ.

Hình ảnh mùa xuân được tái hiện bằng vài nét chấm phá nhưng giàu sức gợi: Trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyết một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ.

Phân tích nghệ thuật đảo ngữ với động từ “mọc” được đưa lên đầu đoạn thơ để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa đến.

- Hình ảnh âm thanh của tiếng chim chiền chiện “vang trời” gợi một không gian cao rộng, thoáng đãng, rộn rã và giàu sức sống.

- Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất

1,0

 

2. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”

- Bức tranh thiên nhiên chớm thu, tín hiệu báo mùa: cũng được phác hoạ bằng vài nét chấm phá: hương ổi, gió se và sương thu.

- Phân tích động từ “phả” giàu sức gợi: không thể thay từ “phả” bằng từ “hoà”, từ “quyện”.

- Nếu thay từ “hoà”, “quyện” thì chúng ta chỉ cảm nhận được mùi vị của hương ổi mà không cảm nhận được hương vị của làn gió se lạnh, động từ “Phả” vừa gợi sự gợi cảm quyến rũ của đầu mùa thu thoáng nhẹ, thoang thoảng lan toả vào làn gió, tràn vào không gian … Đồng thời động từ “Phả” còn gợi lên sự cảm nhận làn gió thu se lạnh mơn man trên da thịt, một sự chuyển mùa bằng tín hiệu đặc trưng của thiên nhiên sang thu

- Từ láy “chùng chình” đã được nhân hoá thổi hồn vào làn sương gợi từng bước chuyển động chậm chạp như còn vương vấn, lưu luyến. Làn sương “chùng chình” tạo nên không gian mơ màng, thơ mộng, sương giăng giăng đầu ngõ là nét đặc trưng của vẻ đẹp đầu thu chỉ có ở những làng quê Miền Bắc. Nhưng cảnh vật vừa mới chấm thu, sương thu chưa dày đặc mà chỉ mới xuất hiện lãng đãng, mơ hồ, chùng chình, khiến nhà thơ bất giác nhận ra thu đã về rồi chăng? Một sự phán đoán còn mơ hồ.

- Cảm xúc và trạng thái của nhà thơ Hữu Thỉnh: Tất cả các tín hiệu của thiên nhiên vào thu trong thời khắc chuyển mùa mong manh được nhà thơ bất giác nhận ra: “Bỗng” mở đầu bài thơ đã diễn tả trạng thái ấy, nhưng dù bất giác ngỡ ngàng dường như nhà thơ có sự chờ đợi sẵn để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong phút giây mong manh giao mùa này chăng? Chỉ có 1 hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên say đắm mới có những rung động tinh tế trước sự chuyển mùa rõ rệt đến thế.

1,0

3. So sánh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ

a. Giống nhau:

- Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

- Đều chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu bằng vài nét chấm phá và dùng những từ ngữ giàu sức gợi để diễn tả cái hồn của bức tranh thiên nhiên.

b. Khác nhau: Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân lúc nằm trên giường bệnh, điều đó còn thể hiện tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống, yêu thiên nhiên.

1,0

III. Kết bài

Mỗi nhà thơ đều có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên nhưng đều để lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ.

0,5

d. Chính tả. ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiêu lỗi chính tả, ngữ pháp

0,5

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

- ng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điếm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điếm.

0,5

Lưu ý: Chỉ cho điểm tồi đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu câu vê kiến thức và kỹ năng.

 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo