MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đáp án đề Ngữ văn thi vào 10 Vũng Tàu 2022

ĐỀ NGỮ VĂN THI VÀO LỚP 10 BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2022

Thời gian làm bài: 120 phút


XEM THÊM:

Đề thi chuyên Ngữ văn vào lớp 10 Đà Nẵng năm 2022

Đáp án đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Bắc Ninh 2022

Đáp án đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Bến Tre 2022

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 An Giang 2022

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Vũng Tàu 2022

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa giấc mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!

- Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không có điều đó. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi.

Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:

- Thưa ngài, hãy chỉ tôi ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh?

- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới và không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được…

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Vũng Tàu 2022
Đáp án đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Vũng Tàu 2022

          Chàng trai hỏi một ẩn sĩ:

- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi nơi đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến giấc mơ của mình thành hiện thực?

- Ở trong lời cầu nguyện của con, con trai ạ. Và nếu giấc mơ của con không có thật, thì tự khắc con sẽ hiểu ra và tìm thấy sự bình yên trong lời cầu nguyện…

Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.

- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.

- Cháu có một giấc mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện giấc mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi – từ đỉnh Everest cho tới địa ngục. Nhưng không ai có thể giúp cháu.

- Không ai à – ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau: Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!

Câu 2. Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

Câu 3. Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

 

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giặt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải,

SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang 55-56)

 

-----HẾT-----

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

 

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!

1,0

01 thành phần biệt lập: Thành phần gọi đáp: “Mẹ ơi

0,5

01 phép liên kết:

+ phép thế: anh ta thế cho chàng trai

+ phép lặp: anh ta

+ phép nối: nhưng

(HS chỉ ra được 01 trong số các phép liên kết trên; chấp nhận phép liên kết: phép lặp: “mẹ”)

0,5

2

Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

Mỗi người phải tự thực hiện ước mơ của chính mình.

(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được ý trên)

1,0

3

Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình.

Học sinh cần nêu cụ thể 01 khó khăn: Sau đây là một số gợi ý

- Chưa cố gắng

- Không đủ khả năng

- Sự ngăn cản của gia đình

1,0

 

LÀM VĂN

LÀM VĂN

7,0

1

Viết một đoạn văn về (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người

2,0

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người. Có thể theo hướng sau:

- Ước mơ là những mong muốn, dự định cao cả, tốt đẹp mà con người khao khát đạt được

- Ước mơ giúp mỗi người:

+ nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn tới thành công, thậm chí sáng tạo nên những điều phi thường

+ Tìm thấy ý nghĩa, giá trị cuộc sống

+ Trưởng thành trong tâm hồn, nhân cách…

- Một số người không có ước mơ, hoặc ước mơ viễn vông, hoặc không dám thực hiện ước mơ…

- Con người nên biết ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiện thực

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng tả, dùng từ, đặt câu

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0,25

2

Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý sau:

 

 

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

0,5

* Cảm nhận

- Mùa xuân thiên nhiên

+ Hình ảnh dòng sông, bông hoa, con chim chiền chiện; sắc màu xanh, tím biếc; thanh âm tiếng chim chiền chiện

+ Biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác…

=> Tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

- Mùa xuân đất nước:

+ Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng, lộc…

+ Cấu trúc câu sóng đôi

+ Phép điệp mùa xuân, tất cả như…

+ Từ láy hối hả, xôn xao

=> Khẩn trương, rộn ràng náo nức.

- Cảm xúc, thái độ của nhà thơ: say sưa ngây ngất, nâng niu trân trọng, tin tưởng lạc quan…

2,5

* Đánh giá chung:

- Nội dung: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân của đất nước; tình yêu thiên nhiên, đất nước, cuộc sống của nhà thơ

- Nghệ thuật: thể thơ năm chữ; nhạc điệu trong sáng tha thiết, gần gũi với dân ca; hình ảnh giản dị, đẹp, gợi cả…

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc suy nghĩ về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo