ĐỀ NGỮ VĂN THI
VÀO LỚP 10 BÌNH DƯƠNG 2022
Thời gian làm bài: 120 phút
Bộ đề Ngữ văn thi vào lớp 10 năm 2022:
Đề thi chuyên Ngữ văn vào lớp 10 Đà Nẵng năm 2022
Đáp án đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Bắc Ninh 2022
Đáp án đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Bến Tre 2022
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 An Giang 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Vũng Tàu 2022
Đáp án Ngữ văn thi vào 10 Bình Dương 2022
Đáp án Ngữ văn thi vào 10 Nam Định 2022
Đáp án Ngữ văn thi vào 10 Bình Phước 2022
Đáp án Ngữ văn thi vào 10 Đà Nẵng 2022
Đề Ngữ văn thi vào 10 Thanh Hóa 2022
Đề Ngữ văn thi vào 10 Hà Nam 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Hà Nội 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Gia Lai 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Hà Tĩnh 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Hưng Yên 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Ninh Bình 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Khánh Hòa 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Kon Tum 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Phú Thọ năm 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Quảng Bình 2022
Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Quảng Ngãi 2022
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi
thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục
thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp,
nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một
mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi
thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng
không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến
cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống
con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở
thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước.
Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách
và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo
Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi tên, tập
2, Nhiều
tác giả,
NXB
Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh)
Câu 1. Xác định phương
thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích
trên tác giả đã nêu quan điểm về tuổi thiếu niên như thế nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra biện pháp
tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp
tu từ ấy: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở
ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông
gai.” (1.0 điểm)
Câu 4. Em có đồng ý với
ý kiến “để trưởng thành, những thử thách
[…] bao giờ cũng là điều cần thiết” không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu
1 (2.0 điểm)
Từ quan điểm “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài
bão” được nêu ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để đạt
được ước mơ.
Câu
2 (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến
tâm lí, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 195-200).
-HẾT-
HƯỚNG
DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của
hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý lấy
điểm.
- Do đặc trưng bộ môn nên giám khảo chủ
động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm, khuyến khích
những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC - HIỂU
(3.0 điểm) |
||
1 |
Phương thức
biểu đạt: Nghị luận - Nêu
đúng: 0,5 điểm - Nêu 2 phương thức biểu đạt, hoặc nêu không đúng theo hướng dẫn: 0,00 điểm |
0,5 |
|
2 |
Theo quan điểm của tác giả: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát
vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. - Nêu đủ 2 ý: 0.5 điểm - Nêu được 1 ý: 0.25 điểm - Bỏ trống, không làm: 0,0 điểm |
1,0 |
|
3 |
Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả. - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Đi qua, mở ra (Sống, trải qua…), Hoa hồng (niềm
vui, hạnh phúc, thành công…), chông
gai (nỗi buồn, thất vọng, khó khăn…) - Hiệu quả: + Làm cho câu văn thêm gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng… + Làm nổi bật giá trị của cuộc sống: có niềm vui lẫn nỗi buồn; có thuận
lợi khó khăn, nhiều thử thách ở tương lai phía trước…Từ đó, phải biết trân trọng
những điều tốt đẹp và dám đối mặt với thử thách của cuộc sống. Lưu ý: Học sinh phải
nêu được các ý sau: + Gọi tên đúng
biện pháp tu từ: 0.25 điểm + Chỉ ra dấu hiệu
của biện pháp tu từ: 0.25 điểm + Nêu được hiệu
quả của biện pháp tu từ: mỗi ý 0.25 điểm |
1,0 |
|
4 |
- HS trình bày quan điểm cá nhân của mình:
0.25 điểm + Đồng ý + Không đồng ý + Vừa đồng ý vừa không đồng ý - Học sinh lí giải: 0.75 điểm Ví dụ: Nếu đồng ý, có thể
theo gợi ý sau: Để trưởng thành những thử thách bao giờ cũng là điều cần thiết. Vì + Thử thách giúp con người thêm động lực để học tập, rèn luyện. + Thử thách giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực. + Thử thách giúp con người có thêm nhiều kinh nghiệm. + ….. Lưu ý: Phần lí giải học sinh có thể diễn
đạt theo nhiều cách nhưng đảm bảo phù hợp, giám khảo linh hoạt cho điểm. Yêu
cầu nêu được 3 ý trở lên, mỗi ý đúng được 0.25 điểm. |
0,5 |
|
LÀM VĂN (7,0 điểm) |
|||
II |
1 |
Từ quan điểm “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài
bão” được nêu ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để đạt
được ước mơ. |
2, 0 |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể
trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hay
song hành. Lưu ý: Viết thành bài văn (nhiều đoạn) hoặc gạch đầu
dòng, viết đoạn văn dưới 10 dòng: không cho điểm |
0,25 |
||
b. Xác định đúng chủ đề những việc cần
làm để đạt được ước mơ. Lạc đề: 0.0 |
0,25 |
||
c. Triển khai đoạn văn (Lý lẽ có kèm dẫn chứng) Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách lập luận phù hợp để trình bày đoạn
văn nhưng cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Ước mơ là những dự định, khát khao
mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ giúp
con người sống có mục tiêu, có ý nghĩa. |
0,25 |
||
- Để đạt
được ước mơ cần: + Hoạch định
những ước mơ có ý nghĩa, phù hợp. + Tích cực
học tập, rèn luyện bản thân, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng… + Dám thực
hiện ước mơ với nghị lực và quyết tâm cao. + Kiên trì
vượt qua khó khăn, gặp thử thách, không nản lòng +… - Phê phán
những người sống không có ước mơ; có ước mơ nhưng hèn nhát; những ước mơ viển
vông, xa vời; Ca ngợi những tấm gương đạt được ước mơ, có đóng góp, cống hiến
cho công đồng, xã hội. |
0,5 |
||
- Khẳng định
vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Liên hệ bản thân: hãy ước mơ khi có thể
và bắt tay vào thực hiện nó. (Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều ý khác
nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản. Đồng thời nếu bài viết không nêu được dẫn chứng
trừ 0.25 điểm) |
0,25 |
||
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận, dẫn chứng thực tế, cụ thể, phù hợp. Văn phong trôi chảy, mạch
lạc, giàu cảm xúc |
0,25 |
||
2 |
Phân tích diễn
biến tâm lí, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2017, trang 195-200). |
5,0 |
|
a. Đảm bảo đúng cấu trúc của bài văn nghị luận -
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề -
Thân bài: Triển khai được vấn đề -
Kết bài: Khái quát được vấn đề Đủ 3 phần: 0,25 điểm Thiếu 1 trong 3 phần: 0,0 |
0,25 |
||
b. Xác định đúng đề: Diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật bé Thu
trong đoạn trích Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng - Lạc đề:
0.0 |
0,5 |
||
c. Triển khai bài văn: Vận
dụng tốt các thao tác lập luận. Các lí lẽ, dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm
tra, phân tích; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: |
|
||
* Giới thiệu
khái quát về tác giả Nguyễn Quang
Sáng, truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhân
vật bé Thu. |
0.5 |
||
* Phân tích diễn
biến tâm lí, hành động của bé Thu - Khái quát về nhân vật: + Là nhân vật chính của tác phẩm. + Được đặt trong tình huống éo le: đất nước có chiến tranh, cha đi
kháng chiến xa nhàkhi Thu chưa đầy một tuổi; sau tám năm xã cách, người cha
trở về nhưng Thu không nhận ra cha. Dến lúc nhận ra thì cha phải lên đường. - Phân tích diễn biến tâm lí,
hành động của bé Thu Các ý chính cần có + Thu ngạc nhiên, sợ hãi, bỏ chạy và khóc
thét khi gặp ông Sáu ở bến xuồng và nghe ông Sáu gọi tên mình. + Thu dứt khoát không nhận ông Sáu là cha
và bày tỏ thái độ lạnh nhạt, xa lánh; kiên quyết từ chối tình yêu thương của
ông Sáu, có những phản ứng quyết liệt với cha trong những ngày ông Sáu ở nhà. + Thu suy nghĩ và ân hận khi được bà ngoại
giải thích về tấm hình và những vết thẹo trên mặt ông Sáu. Thu nhận ông Sáu
là cha trong buổi chia tay, bộc lộ tình yêu cha một cách mãnh liệt và xót xa. + Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu
cho thấy: Thu không đáng trách vì phản ứng của em là hoàn toàn tự nhiên, điều
này chứng tỏ tình cảm sâu nặng của em dành cho người cha duy nhất của mình-
người cha trong bức ảnh. Thu rất giàu tình cảm, rất thương cha, tuy nhiên
tình cảm của em rạch ròi, dứt khoát, vừa có nét cứng cỏi vừa mang vẻ hồn
nhiên, ngây thơ của trẻ con. |
3.0 |
||
* Đánh giá chung + Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu đã
thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến
tranh, góp phần khắc họa vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ. + Qua diễn biến tâm, hành động của nhân vật
bé Thu, nhà văn thể hiện tấm lòng yêu thương đối với số phận con người trong
hoàn cảnh chiến tranh. + Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu được
miêu tả sinh động, chân thực, sâu sắc nhờ nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật,
đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le, khắc họa tâm lí trẻ thơ một cách độc
đáo, ngôn ngữ Nam Bộ chân chất, mộc mạc, giàu tính khẩu ngữ… |
0.5 |
||
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận. Văn phong trôi chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc, lí lẽ, dẫn chúng tiêu biểu,
toàn diện có phân tích thuyết phục. |
0,5 |
(Trên đây có tính chất gợi ý, giám khảo trân
trọng những suy nghĩ riêng, phát hiện sự sáng tạo của học sinh)