KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM
HỌC 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90
phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và
trả lời các câu hỏi:
Một lần, Bernard tới
Matxcơva du lịch. Trên đường phố, ông nhìn thấy một cô bé da trắng, hơi mập,
đôi mắt to long lanh, trên tóc có cài một cái nơ màu hồng, trông cô bé rất dễ
thương. Ông vui vẻ dừng lại chơi đùa cùng cô bé, chớp mắt đã mấy tiếng đồng hồ.
Trước khi tạm biệt, ông
nói với cô bé: “Về nói với mẹ cháu là hôm nay cháu đã chơi cùng với đại văn hào
Bernard nhé!”. Nói xong, ông nghĩ cô bé kia sẽ rất vui mừng vì đã được chơi
cùng với một nhà văn nổi tiếng thế giới. Nào ngờ, cô bé kia chỉ lễ phép hỏi:
“Ông là nhà văn Bernard ạ?”.
Bernard gật đầu nói: “Sao, trông ta không giống à?”.
Cô bé thẳng thắn nói:
“Nhìn vẻ bề ngoài thì có vẻ giống, nhưng nghe câu ông vừa nói thì có vẻ không
giống lắm. Chẳng nhẽ những người nổi tiếng thường nói rằng mình rất giỏi giang hay
sao?”.
Bernard hoàn toàn không ngờ rằng cô bé sẽ hỏi những điều này. Ông ngây người không biết trả lời ra sao. Cô bé người Nga lại nói: “Xin ngài hãy trở về và nói với mẹ ngài rằng, hôm nay ngài đã chơi cùng với một cô bé xinh đẹp người Matxcơva!”.
Bernard vô cùng xấu hổ. Ông nhận ra rằng hành động vừa xong của
mình thật không khiêm tốn chút nào.
(Trích 1001 chuyện kể về các danh nhân, Ngọc
Khánh, NXB Mỹ thuật, 2010, tr. 77-78)
a) Tìm lời dẫn trong câu sau: Trước
khi tạm biệt, ông nói với cô bé: “Về nói với mẹ cháu là hôm nay cháu đã chơi
cùng với đại văn hào Bernard nhé!”. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay
gián tiếp?
b) Vì sao cô bé cho rằng
người đàn ông đó có vẻ không giống nhà văn Bernard?
c) Qua câu chuyện, em
rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn
(khoảng 10 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về
tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9,
Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr. 131)
Câu 3 (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối với mình.
- Hết -
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận để thống nhất hướng dẫn
chấm và cách cho điểm; chấm chung ít nhất 05 bài và ghi vào biên bản họp nhóm
lớp 9. Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng
tạo của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Đọc hiểu: Đây là dạng câu hỏi
kiểm tra kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản nên học sinh có thể trình bày
bằng hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý. |
2,0 |
|
a |
Lời dẫn: Về nói với mẹ
cháu là hôm nay cháu đã chơi cùng với đại văn hào Bernard nhé! Hướng
dẫn chấm: -
Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. -
Học sinh không trả lời như đáp án: không cho điểm. |
0,5 |
|
Lời dẫn trực tiếp. Hướng
dẫn chấm: -
Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. -
Học sinh không trả lời như đáp án: không cho điểm. |
0,5 |
||
b |
Vì cô bé cho rằng nhà văn Bernard - một người nổi tiếng sẽ không
bao giờ khoe khoang mình là người giỏi giang như vậy. Hướng
dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh có cách
diễn đạt tương đương hoặc có cách lí giải khác hợp lí vẫn được 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. |
0,5 |
|
c |
Học sinh rút ra được một hoặc nhiều bài học cho bản thân hợp lí,
thuyết phục. Tham khảo gợi ý sau: - Biết sống khiêm
tốn/khiêm nhường trước người khác. - Không nên khoe
khoang về bản thân mình. - Biết coi trọng giá
trị bản thân hơn danh tiếng. - … Hướng
dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25
điểm. |
0,5 |
|
2 |
Làm văn: Đây là dạng câu hỏi
kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu
cầu về hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10-15 dòng; đảm bảo các yêu
cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của
đoạn thơ; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; … |
3,0 |
|
|
a) Đảm bảo yêu cầu về
hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
|
b) Xác định được nội
dung chính của đoạn thơ: Tinh thần mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời của người lính lái xe trong
hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. |
0,25 |
||
c) Triển khai vấn đề Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, song cần khai
thác được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong đoạn thơ để nêu được ý
chính: - Hiện thực chiến trường gian khổ mà người lính phải đối diện: không có kính, có bụi, bụi phun tóc trắng,
mặt lấm. - Vẻ đẹp khí phách cứng cỏi, tinh thần lạc quan, tâm hồn sôi nổi
của những người chiến sĩ lái xe: thái độ ngang tàng, chấp nhận gian khó (ừ thì, chưa cần), hành động bình thản
(phì phèo châm điếu thuốc) và tiếng
cười hào sảng (cười ha ha). - Nghệ
thuật: Hình ảnh gần gũi, đậm chất hiện thực; giọng điệu trẻ trung, ngang
tàng; ngôn ngữ giản dị, mang tính khẩu ngữ; sử dụng từ láy, biện pháp so
sánh… - Đánh giá: Đoạn thơ góp phần thể hiện vẻ đẹp bình dị mà anh
hùng của những người lính trẻ trong hoàn cảnh khốc liệt. |
2,0 |
||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
tiếng Việt. |
0,25 |
||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề đề
yêu cầu. |
0,25 |
||
3 |
Làm văn: Đây là dạng câu hỏi
kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu
cầu về hình thức bài văn; bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lí,
logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết kết hợp giữa
ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách có hiệu
quả… |
5,0 |
|
a) Đảm bảo yêu cầu về
hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về câu chuyện được kể, Thân bài kể lại nội dung câu chuyện, Kết bài khái quát ý nghĩa câu chuyện. |
0,25 |
||
b) Xác định đúng yêu
cầu đề: Kể
lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối với mình. |
0,5 |
||
c) Triển khai nội dung câu chuyện Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự với các ý chính cơ bản sau: -
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan…
- Diễn biến câu chuyện: tập trung những sự việc, chi tiết tiêu
biểu liên quan đến nhận thức và cảm xúc của nhân vật về chuyến đi; khai thác
các yếu tố ngoại cảnh, lời nói, cử chỉ, thái độ của các nhân vật để tăng tính
hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện…. - Kết thúc câu chuyện: kết quả của chuyến đi; cảm xúc, tâm trạng
của người kể chuyện; bài học rút ra từ câu chuyện… |
3,5 |
||
d) Chính tả, dùng từ,
đặt câu: đảm
bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới
mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện. |
0,5 |